Page 128 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 128
b. Yêu cầu cụ thể
- về tác giả và tác phẩm:
+ về tác giả; Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với nghệ thuật miêu tả
tâm lí độc đáo, Kim Lân là nhà văn am hiểu sâu sắc cảnh ngộ tâm lí, tình cảm
của người nông dân còn Nguyễn Minh Châu là nhà văn tinh anh và tài năng nhất
của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
+ về tác phẩm: Cỷii Phèo là tấm bi kịch của người nông dân bị tha hóa, lưu
manh hóa, Vợ nhặt là số phận bi thảm của người nông dân trong nạn đói 1945,
còn Chiếc thuyền ngoài xa là những suy tư chiêm nghiệm về cuộc đời, con người
và nghệ thuật của tác giả.
+ Cả ba tác phẩm đều xây dựng những hình ảnh kết thúc độc đáo, có giá trị
tư tưởng, tầm khái quát lớn và có sức ám ảnh kì lạ.
- Kết thúc tác phẩm Chí Phèo:
+ Đó là cái chết đầy bất ngờ và dữ dội của Bá Kiến và Chí Phèo. Mọi người
bàn về cái chết của Bá Kiến, bà cô đang đay nghiến nhưng Thị Nở vẫn lặng lẽ
nghĩ về cái chết của Chí Phèo.
+ Hình ảnh kết thúc: Thị Nở nhìn xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến cái
lò gạch cũ. Đây là kiểu kết thúc đầu cuối tưcmg ứng, kết thúc khép kín. Chí Phèo
là đứa con hoang của cái lò gạch cũ, Chí Phèo chết đi sẽ có những thằng Chí
Phèo con sinh ra từ cái lò gạch đổ nát ấy.
+ Hình ảnh kết thúc có giá trị tố cáo mãnh liệt. Còn cái xã hội thực dân
phong kiến thối nát đó, còn những định kiến xấu của xã hội thì sẽ còn những
người dân lương thiện bị tha hóa, lưu manh hóa. Đó là một chi tiết có giá trị phê
phán sâu sắc.
+ Hình ảnh có sức ám ảnh kì lạ. Mọi người xa lánh Chí Phèo như một con
vật, họ không tin Chí Phèo có thể làm người. Chỉ có Thị Nở tin vào điều đó. Đó
là niềm tin nhân văn của một con người vừa xấu ma chê quỷ hòn vừa đần độn.
- Ket thúc tác phấm Vợ nhặt:
+ Nạn đói khủng khiếp tràn qua xóm ngụ cư với người chết như rạ. Trong
bối cảnh đó, Tràng nhặt được vợ. Tuy hạnh phúc, nhưng bữa ăn sáng của họ vô
cùng thảm hại.
+ Hình ảnh kết thúc: Là hình ảnh những đoàn người đi phá kho thóc và hình
ảnh lá cờ đỏ sao vàng. Đó là niềm tin, là hi vọng về một ngày mai tươi sáng. Bởi
vì, trong cái đói, họ luôn nghĩ về sự sống và luôn tin vào cuộc sống.
128