Page 125 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 125

Câu  2:  Truyện  ngắn  thường  kết  thúc  bằng  những  hình  ảnh  có  giá  trị  tư
    tưởng rất lớn.  Hãy phân tích hình ảnh kết thúc  của các tác phẩm  Vợ nhặt (Kim
    Lân),  Chiếc  thuyền  ngoài xa  (Nguyễn  Minh  Châu)  và  Chí Phèo  (Nam  Cao)  để
    làm rõ ý kiến trên.


                                   GỢl Ý LÀM BÀI


         I. Phần đọc hiểu

         1.  Yêu cầu chung
         Học sinh có kĩ năng đọc hiểu một đoạn của văn bản truyện. Đây là một văn
    bản truyện theo phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.  Học  sinh vận dụng các
    kiến thức về nghĩa của câu, về ngữ cảnh và nhân vật giao tiếp, về giá trị biểu cảm
    của từ ngữ để nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn văn.
        2.  Yêu cầu cụ thể

        Câu 1. Học sinh cơ bản trả lời được các ý sau:
        -  Không  gian:  Đó  là  một  ga  xép  ở một  phố  huyện  nghèo.  Nơi  đó  có  gian
    hàng tạp hóa của chị em Liên.
        - Thời gian: Đang chuyển dần từ chiều về tối và bóng tối bao trùm cả phố huyện.

         - Tâm trạng của nhân vật:  Cảnh buồn, tâm trạng của Liên và An cũng buồn,
    côi cút giữa phố huyện.
         Câu 2. Có hai nghĩa tình thái:
         - Từ  ‘‘sẳp  Nghĩa tình thái chỉ sự việc dự kiến sẽ diễn ra rất gần.

         - Từ  “nhỉ”: Thái độ gần gũi, thân mật của người nói.
         Câu 3. Qua đoạn đối thoại với hai  lượt hỏi của An, hai lượt trả lời của Liên
    có thể thấy vị thế, quan hệ, tính cách của họ như sau:
         - Vị thể, quan hệ:  An ở vị thế thấp (em), Liên ở vị thế cao (chị).  Cả hai đều
    rất gần gũi, thân thuộc và yêu thương lẫn nhau.

         - An là một đứa trẻ có tâm hồn nhưng còn vô tư và chỉ biết hỏi chị. Liên tuy
    còn trẻ nhưng có tâm hồn nhạy cảm, chín chắn, lo toan và có khả năng giải quyết
    những câu hỏi do An đưa ra.
        Câu 4. Các từ tượng thanh trong đoạn văn: văng vẳng, vo ve, cót két. Tác giả
    dùng cái động để tả cái tĩnh, mang lại giá trị biểu cảm rõ nét. Đó chỉ là những âm


                                                                               125
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130