Page 127 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 127
- Bàn luận:
+ Quảng cáo là một phần tất yếu trên các chương trình truyền hình. Có
quảng cáo thì sản phẩm, dịch vụ mới nhanh chóng đến tay người tiêu dùng,
người tiêu dùng chọn được sản phẩm mình yêu thích. Mặt khác, chính các
chương trình mà người xem yêu thích được “nuôi sống” bởi quảng cáo. Không
có quảng cáo, chúng ta không có các chương trình hấp dẫn để xem. Do đó, chúng
ta phải chấp nhận quảng cáo như là một phần của truyền hình.
+ Có những mẫu quảng cáo rất hay, hấp dẫn từ hình ảnh, âm thanh, slogan
đến tính gần gũi, tính chân thật và giá trị văn hóa, nhân văn của nó. Thực tế, có
những mẫu quảng cáo đã đi vào đời sống văn hóa, được công chúng yêu thích,
trở thành biểu tưọng và sự thành công cho sản phẩm. Giá trị của nó không thể
tính bằng tiền.
+ Tuy nhiên, có những mẫu quảng cáo phản cảm, thiếu trung thực gây ra tác
dụng ngược. Có những chương trình lạm dụng quảng cáo quá lâu, quá nhiều lần
cũng gây phản ứng không tốt đối với người xem. Họ bấm qua, hoặc chuyển
kênh, thậm chí không xem chương trình đó. Đấy chính là mặt trái của quảng cáo.
- Bài học về nhận thức và hành động:
+ Chấp nhận quảng cáo như một phần tất yếu của cuộc sống, ủng hộ những
mẫu quảng cáo hay, có giá trị văn hóa.
+ Chống những mẫu quảng cáo “rẻ tiền”, phản cảm, thiếu trung thực.
2. Câu 2
a. Yêu cầu chung
- Yêu cầu về kĩ năng: Có kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Bài làm có kết
cấu đầy đủ, rõ ràng, văn viết lưu loát, có cảm xúc, sáng tạo, ý tưởng độc đáo,
mới lạ. Học sinh phải biết vận dụng các thao tác lập luận phân tích, bình luận,
chứng minh để làm nổi bật được giá trị nghệ thuật trong những hình ảnh kết thúc
tác phâm. /
- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần nắm vừng:
+ Phong cách nghệ thuật của Kim Lân, Nguyễn Minh Châu và Nam Cao.
+ Nắm được cơ bản giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm Vợ nhặt,
Chiếc thuyền ngoài xa, Chí Phèo.
+ Nhớ được hình ảnh kết thúc các tác phẩm trên và phân tích được giá trị tư
tưởng, nghệ thuật của nó.
127