Page 132 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 132

Câu 5. Học sinh tự do bộc lộ cảm xúc nhưng cảm xúc phải chân thành phù
          hợp với nội dung đoạn thơ, với thời đại ngày nay.  Chủ đề chính là phải  luôn ân
          nghĩa thủy chung, tự hào với truyền thống yêu nước của dân tộc.
              II. Phần làm văn
              1. Câu 1
              a.  Yêu cầu chung

              -  về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng
          đạo lý.  Bài làm có kết cấu đầy đủ, rõ ràng, chặt chẽ, văn viết lưu loát, diễn đạt
          trong sáng. Học sinh biết vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận giải thích, bình
          luận, phân tích, chứng minh làm cho bài văn hấp dẫn, thuyết phục.  Suy nghĩ cảm
          xúc phải sâu sắc, chân thành, có ý tưởng mới lạ, độc đáo.

              -   về kiến thức: Có những hiểu biết những trải nghiệm về một trong những
          giá trị  sống  quan trọng:  cho  và nhận.  Học  sinh phải  hiểu  được  ý  tứ,  câu  chữ
          của đề,  có  những  phân  tích,  đánh  giá  thấu  đáo;  có  những  dẫn  chứng  cụ  thể,
          thuyết phục.

              b.  Yêu cẩu cụ thể
              - Giải thích:

              + Cho và nhận là những điều xảy ra thường xuyên trong cuộc sống.  Cho và
          nhận  là một  sự chia sẻ,  một cách  sống vị  tha,  một  lối  sống đầy  chất nhân văn.
          Tuy nhiên, cho là quan trọng, nhưng cách cho còn quan trọng hơn.

              +  Cho  bằng  một  tay  và  nhận  bằng  một  tay  mang  ý  nghĩa  là  trao  đổi  sòng
          phang, thực dụng, nó không phải là sự sẻ chia xuất phát từ tinh cảm, từ tấm lòng
          và điều cho đi ấy không còn là món quà tinh thần.  Cho như vậy là chỉ  cho một
          nửa, cho không hết lòng, không thực tâm và điều ta nhận lại cũng không phải là
          một tấm lòng.

              + Cho bằng cả hai tay là cho bằng tất cả tấm  lòng,  là cách cho đầy chất vị
          tha,  là cho và quên đi, không nhận lại, không thực dụng.  Đấy là cách cho mang
          lại hạnh phúc cho cả người cho và người nhận.
              - Bình luận:
              +  Sống  là cho,  đâu  chỉ  nhận riêng  mình  là một  cách  sống  đẹp,  có  ý  nghĩa
          nhân  văn  cao  cả.  Mỗi  con  người  phải  luôn  biết  sẻ  chia  và  tìm  được  niềm  vui,
          hạnh phúc  trong chính  sự sẻ chia đó.  Cho đi mà không  cần nhận  lại,  cho đi  và
          quên rằng mình đã cho đó mới là cách sổng tốt nhất, đẹp nhất.


          132
   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137