Page 133 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 133
+ Tuy nhiên vẫn có sự cho theo kiểu Bánh ít đi, bảnh quy lại sòng phẳng,
thực dụng. Đó không phải là cho, đó là trao đổi theo kiểu có qua có lại. Có
những sự cho đi kèm với mục đích trục lợi. Nhiều người đã lợi dụng quà cáp,
biếu xén để mong nhận lại được một cái gì đó lớn hon thế. Đấy là sự cho giả dối,
thậm chí vi phạm đạo đức, pháp luật.
+ Có ý kiến cho rằng: Không ai cho không cải gì. Thực ra, đấy là một thái
độ nghi kị, một sự đánh mất niềm tin vào con người và cuộc sống, vẫn còn đó
nhiều người tốt cho ta tin tưởng, chỉ khi có niềm tin thì chúng ta mới nhận được
niềm tin từ người khác.
- Suy nghĩ, hành động bản thân:
+ Trong cuộc sống phải luôn biết cho đi và đừng bao giờ cho bằng một tay.
Hãy cho bằng cả tấm lòng để cảm nhận được hạnh phúc.
+ Của cho là quan trọng nhưng cách cho quan trọng hon. Nó thể hiện tình
cảm, sự tôn trọng và cách sống đẹp, nhân văn.
2. Câu 2
a. Yêu cầu chung
- về lã năng: Có kĩ năng phân tích một đoạn văn, đoạn thơ và phát hiện ra
cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ của tâm hồn. Học sinh biết vận dụng các kĩ năng
phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh để viết bài văn vừa thuyết phục, vừa
hấp dẫn. Bài viết có kết cấu đầy đủ, mạch lạc, rõ ràng, văn viết trôi chảy, lưu loát
có chất trí tuệ sâu sắc và có cảm xúc chân thành.
- về kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về phong cách của tác giả
và giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Học sinh phải có những kiến
thức cơ bản về ngôn ngữ, các biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngừ nghệ thuật
làm phương tiện để đọc - hiểu đoạn văn.
b. Yêu cầu cụ thể ,
+ về tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tưòng là một người có tâm hồn nghệ sĩ tinh
tế, vốn văn hóa phong phủ về Huế. ông là một nghệ sĩ tài hoa, hưófng nội với trí
tưởng tượng lãng mạn, phóng khoáng.
+ về tác phẩm và đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, viết theo thể
tùy bút với văn chương phóng túng và một cái tôi đậm chất trữ tình của tác
giả. Đoạn trích là vẻ đẹp mơ màng, chung tình của sông Hương khi nó rời xa
kinh thành Huế.
133