Page 138 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 138
vọng sáng tạo, con đường của tưong lai, phát triển. Đây chính là con đường mà
nhân loại đã lựa chọn trong hành trình tiến hóa của mình.
- Bình luận:
+ Sở dĩ con người vượt trội hon các loài vật khác, tiến hóa theo hướng ngày
càng văn minh hon là do con người luôn có khát vọng sáng tạo. Con người
không bao giờ chấp nhận đi trên lối mòn của mình, của người khác mà luôn
muốn đương đầu với thử thách chông gai. Có được điều này là do con người có
bản lĩnh, sự dũng cảm, khát vọng sáng tạo, ước mơ bay bông.
+ Có những sự thay đổi mà mồi người chúng ta phải chấp nhận rủi ro. Và
bằng trí tuệ và niềm tin, con người đã hạn chế tối đa sự rủi ro. Có những nồi sợ
hãi ở con người khi đứng trước một ngã rẽ, một điều mới mẻ. Chỉ có lòng dũng
cảm mới giúp con người vượt qua nồi sợ hãi đó. Chấp nhận sự thay đổi và vượt
qua nỗi sợ hãi đã giúp con người hoàn thành khát vọng chinh phục và sáng tạo.
+ Chọn con đường quen thuộc lạc hậu, tầm thường là chọn một cuộc sống bế
tắc, tẻ nhạt. Chỉ có những người hèn nhát, không có niềm tin và khát vọng vươn
lên mới chọn con đưòmg ấy. Nó là con đường dẫn đến nghĩa địa của sự thất bại.
- Suy nghĩ, hành động của bản thân:
+ Đừng bao giờ chọn con đường cũ kĩ, lạc hậu, nhàm chán. Hãy biết chọn
con đường của ước mơ và khát vọng sáng tạo.
+ Luôn rèn luyện để có đủ niềm tin, sự dũng cảm, óc sáng tạo để vưọft qua
mọi sự thay đổi, vượt qua nỗi sợ hãi để được đi và thành công trên những con
đường mới.
2. Câu 2
a. Yêu cầu chung
- về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích, cảm nhận về
một đoạn thơ, bài thơ. Bài làm có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết hấp dẫn vừa
giàu chất trí tuệ vừa thế hiện được cảm xúc sâu lắng, nồng nàn. Bài làm phải kết
hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách chính luận và phong cách trữ tình, giữa thao
tác lập luận phân tích, chứng minh với thao tác giải thích, bình luận...
- về kiến thức: Có những kiến thức cơ bản về thể thơ, ngôn ngữ thơ và tứ thơ
để vận dụng trong quá trình cảm nhận thơ. Học sinh phải nắm chắc phong cách
của hai tác giả, tư tưỏng chủ đạo của hai bài thơ và vị trí của mỗi đoạn trích.
138