Page 142 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 142
Câu 2. Các biện pháp tu từ và tác dụng của chúng trong đoạn thơ.
- Các biện pháp tu từ: tác giả sử dụng liên tiếp những hình ảnh so sánh:
+ “Nai về suối cũ
+ “Cỏ đón giềng hai, chim én gặp mùa
+ “Trẻ thơ đói lòng gặp sữa
+ “Nôi ngừng gặp cảnh tay đưa
- Tác dụng: Nhưng hình ảnh này vừa có vẻ đẹp thơ mộng, mượt mà, vừa có
sự hòa họp giữa nhu cầu, khát vọng của bản thân với hiện thực, nhằm nhấn mạnh
niềm hạnh phúc lớn lao và ý ‘nghĩa sâu xa của việc trở về với nhân dân. Điều đó,
phù họp với quy luật, bởi vì về với nhân dân là về với ngọn nguồn của sự sáng
tạo nghệ thuật, về với những gì thân thiết nhất của lòng mình.
* Lim ỷ: Neu thí sinh không giải thích tại sao phải về với nhân dân thì vẫn
đạt đủ điểm.
Câu 3.
- “Con ” chính là nhà thơ Chế Lan Viên; “nhản dân ” là đồng bào Tây Bắc
như “người anh du kích”, “thằng em liên lạc”, “mế”,...
- Cách xưng hô này thể hiện tình cảm thân tình, ruột thịt của nhà thơ đối với
đồng bào, nhân dân Tây Bắc - những người đã từng cưu mang, đùm bọc, che chở
mình trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khố.
II. Phần làm văn
Câu 1.
a. Yêu cầu chung
- Biết huy động những kiến thức về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản
và khả năng bày tỏ suy nghĩ của mình đế làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và
căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ suy nghĩ của mình nhưng phải có thái độ
chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
b. Yêu cầu cụ thể
- Giới thiệu vẩn đề cần nghị luận.
- Giải thích: “Lãng phí”: làm hao phí, tốn kém một thứ gì đó, nhưng kết quả
lại vô ích, chẳng thu lại được gì cho bản thân và mọi người xung quanh.
142