Page 143 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 143

- Bàn luận:
        + Hiện tượng lãng phí trong giới trẻ hiện nay: bỏ thức ăn thừa, mở vòi nước
    quên khóa,  thức thâu đêm để xem một bộ phim,  lãng phí  chất xám,  không biết
    trân trọng tình cảm...
        + Nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí: bản thân không biết quý trọng những gì
    mình đang có, thấy người khác lãng phí nên cũng lãng phí,...
         + Tác hại: hao tốn tiền của, thời gian, sức khỏe,...
         + Biện pháp ngăn chặn:  ý thức con người là điều tiên quyết. Biết quý trọng
    thời gian, đặt năng lực của mình vào những mục tiêu phù hợp, quý trọng và gìn
    giữ tình cảm, tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất;...
         + Phản đề: những người sống lãng phí chỉ chiếm một phần nhỏ, bên cạnh đó
    vẫn có những tấm gưoưg biết trân quý những gì mình đang có, không ngừng nồ
    lực và sống trọn vẹn từng ngày,...
         - Bài học nhận thức và hành động

         + Nhận thức được lãng phí gây tác hại lớn đến cuộc sống của bản thân, của
    mọi người.
         + Thực hành tiết kiệm trên mọi  lĩnh vực nhưng không có nghĩa là keo kiệt,
    bủn xỉn, ích kỉ mà nên dành thời gian để động viên bạn bè, giải trí sau những giờ
    học  tập  và  lao  động  mệt  mỏi;  cân  bằng  các  giá  trị  của  cuộc  sống  và  sử  dụng
    chúng một cách có ý nghĩa;...
         Câu 2.
         a.  Yêu cầu chung

         - Phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và
    khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.

         -  Thí  sinh có thể phân tích và kiến giải  theo những cách khác nhau,  nhưng
    phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
         b.  Yêu cẩu cụ thế
         Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng, vị trí đoạn thơ và
    dẫn dắt vấn đề đặt ra trong đề bài.
         * Phân tích

         Nôi dung:
         - Nỗi  khắc  khoải,  lo  âu trước  sự hữu hạn của đời  người  và sự mong manh
    của tình yêu, hạnh phúc.

                                                                               143
   138   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148