Page 146 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 146
Câu 2. Dít và Chiến là những hình tượng đẹp trong hai tác phẩm Rừng xà nu
của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Anh, chị hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi nhà văn
trong cách viết về vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.
GỢl Ý LÀM BÀI
I. Phần đọc hiểu
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Diễn đạt rõ ý, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Câu 1.
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản; biếu cảm và miêu tả.
Văn bản viết về cảnh xuân nhưng hầu như tác giả không trực tả cảnh mùa
xuân bằng những cảm nhận của giác quan mà bộc lộ cảm nhận của tâm thức, của
chiều sâu tâm hồn về mùa xuân.
Câu 2.
Cảm xúc của tác giả vừa thiết tha vừa lâng lâng, phơi phới, rạo rực trước
cảnh xuân của đất trời.
Chữ “/ỉó«g” trong dòng thơ “ồ những người ta đi hóng xuân ” không chỉ là
sự chờ đợi, không chỉ là nghe mà bộc lộ nỗi mong mỏi, náo nức, là niềm khao
khát thiêu đốt trong tâm hồn.
Câu 3.
Nhà thơ Xuân Diệu viết rất nhiều về mùa xuân, bài thơ Vội vàng mặc dù
không lấy tiêu đề là Xuân hay Cảnh xuân nhưng lại có không ít câu thơ hay về
cảnh mùa xuân.
Sự khác biệt trong cách thể hiện cảnh xuân của nhà thơ Huy Cận trong bài
thơ Xuân và Xuân Diệu trong tác phẩm Vội vàng:
Nếu cảnh xuân trong Vội vàng của Xuân Diệu động và trẻ trung, hiện đại thì
ừong Xuân của Huy Cận, cảnh lại tĩnh và giàu chất cổ điển. Viết về cảnh xuân, nếu
bút pháp của Xuân Diệu thiên về tả thì bút pháp của Huy Cậri lại cốt gợi hơn tả.
146