Page 104 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 104

1

                                   ... trong lich sứ  V iit ĩĩa m   1 05


              Xây cuộc đời vui, phong tục thuần khiết,
              Tạo nên cảnh mới, đạo đức quang minh.
         Ta cũng gặp cảm xúc  này  trong bcd văn  sách  cỉia
     ông.  Đây  là  tác  phẩm  có  tính  quyết  định  vị  trí  đứng
     đầu của Nguyễn Trực  trong kỳ thi Đình.  Bài văn sách
     cho  thấy  tác giả  là người  có  kiến thííc  uyên  bác,  biện
     luận chặt chẽ và sắc sảo nhất là những đoạn luận bàn
     về đạo quân tử và tiểu nhân.

         “Ôi!  quân  tử và  tiểu  nhân  luôn  luôn  tương phản.
     Đạo quân tử lớn mạnh thì đạo tiểu nhân tiêu hao, đạo
     quân tử tiêu hao thì đạo tiểu nhân lớn mạnh.  Hai đạo
     đó  như  âm với  dương,  như  ngày với  đêm,  không  thể
    cùng vận hành; như băng trong với tro bụi,  như hương
    thơm với uế khí,  không thể chứa chung trong một vật.
    Cho  nên  người  ở  ngôi  cao  trong khi  dùng người  phải
    trung hòa, phải chuyên nhất, phải thử thách, phải thận
    trọng, như vậy mới có thể được”.

        Nguyễn Trực coi việc  tíến  cử cất nhắc  nhân  tài  là
    việc  làm  cấp  thiết.  Nhưng  Uieo  ông  việc  dùng  người
    muốn đạt hiệu  quả thì nhà vua phải chăm bề tu đức,
    phải có đủ trí - nhân - dũng, và giỏi thuật dùng người.
    Như vậy, trong cách mường tượng của Nguyễn Trực, cơ
    sở  cho  một  nền  thịnh  trị  cần  có  vua  sáng  tôi  hiền,
    “trăm  quan  tề  tựu  quanh  vua  đều  có  phong  thái  của
    bậc sĩ quân tử”.  E)ó chính  là ý thức về vai  trò và tầm
    qucm  trọng của nhân tài cũng như cách đánh giá của
    Thân  Nhân  Trung  “hiền  tài  là  nguyên  khí  của  quốc
    gia”,  có  quan  hệ  mật thiết đến  sự hưng vong của đất
    nước.  Nhưng  trong  bàl  văn  sách  của  mình  ông  chỉ
    nhấn mạnh đến việc chọn lựa và sử dụng nhân tàl như
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109