Page 102 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 102

...  trong lich sử  V iit N a m   103

        đưỢc bình thơ văn của Lê Thánh Tòng trước khi có hội
       Tao  Đàn,  đủ  biết nhà vua quý trọng ông đặc  biệt như
        thế nào!

           Tác phẩm của Nguyễn  Trực  có;  sư  Liêu  tập,  Ngu
        nhàn  tập,  Kinh  nghĩa  chư ưăn  tán  tập,  Văn  bia Mục
       Lăng  (soạn  chung  với  Nguyễn  Bá  Ký,  nay  đã  thất
       truyền),  một số  bài  thơ chép  trong Toàn  Việt  thi  lục,
       bài  phú  thỉ  Hội  mang  tên  Xuân  đài  phú  và  bài  văn
       sách thi Đình (Đình đốt sách văn).
           Tác  phẩm  của  Nguyễn  Trực  còn  lại  tuy  không
       nhiều  nhưng cũng tạm đủ để  mường tiíỢng về hai góc
       độ khác nhau trong cùng một con người:  Nguyễn Trực
       của  thời  trẻ  trung hừng hực  với  những  hoài  bão  phò
       vua  giúp  nước,  và  Nguyễn  Trực  của tuổi  xế  chiều  vứi
       niềm  nhung nhớ  quê  nhà,  nhĩíng  mong  ước  của  một
       con người đâ mỏi mệt trên đường chính trị, muốn hòa
       mình trong khí thôn quê yên bình và dung dị.

           Nguyễn  Trực  trưởng  tliành  khi  nhà  Lê  đã  hoàn
       tliành cuộc “bình Ngô”,  thời tối tăm của vận bĩ đả qua.
       đất  nước  bước  vào  cuộc  kiến  tạo,  mặc  dù  có  những
       khủng hoảng trong nội  bộ,  nhưng nhìn  chung có  thể
       coi là thời thanh bình. Cũng như phần lớn kẻ sĩ đương
       thời,  Nguyễn  Trực  luôn  ước  mong một xã hội tốt đẹp
       có vua sáng tôi hiền.
           Trong Xuân  đài phú  (Bài  phú  đềii xuân),  Nguyễn
       Trực bày tỏ niềm vui mừng trước cảnh thanh bình của
       đất nước,  những mong ước về cuộc  thịnh  trị theo mô
       hình của các vị cổ đế. Đài xuân - một biểu tượng tượng
       trưng cho cảnh đất nước thanh bình, cũng là hình ảnh
       tượng  trưng  cho  đất  nước  ta  giai  đoạn  đầu  thời  Lê.
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107