Page 106 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 106

... /rong lick sử  V iit ĩỉa m   1 07


                 Nhàn ấn càng hay, khỏi lụy đời.)
                                               (Vân Trình dịch)
            Nhưng  cuối  cùng  ý  nguyện  ấy  không  thành,  ông
        mất khi đang đương chức tại Thăng Long.
            Nhìn  chung  thơ  văn  Nguyễn  Trực  biểu  hiện  tiết
        tháo  của  một  con  người  có  phần  hờ  hững  với  công
        danh  phú  quý,  luôn  mong ước  một cuộc  sống giản  dị
       gắn  bó với  tự  nhiên.  Đánh  giá về  Nguyễn  Trực,  Thân
        Nhân  Trung từng viết:  “Khai  quốc  Trạng nguyên,  văn
       chương vẻ  vang  trong  nước,  nổi  tiếng  một  đời.  Triều
       vua  nào  cũng được yêu  chuộng,  giữ việc  văn  hành,  ở
        ngôi  quán  các,  là  ngiíời  khiêm  tốn,  trước  sau  vẹn
        toàn”.  Tự Đức  trong Việt sử tổng  vịnh  khen là “Triều
        Lê lừng lẫy mấy ai tày”. Phan Huy Chú trong Lịch triều
       hiến chương loại chí thì cho rằng thơ Nguyễn Trực “lờỉ
       và ý đều tao nhả, đáng ưa".
            Là  người  con  trung  nghĩa  vẹn  toàn  của  Thăng
        Long, Nguyễn Trực được ngiíờỉ dân đời đời ghi nhớ.

            Hiện  nay,  di tích Từ đường Trạng nguyên  Nguyễn
       Trực - nơi nhà xưa của ông nằm ở làng Bối Kliê,  thôn
       Song Khê,  xá  Tam  Hưng,  huyện  Thanh  Oai  đã  được
       trùng  tu  và  được  Bộ  Văn  hóa  Thể  thao  du  lịch  trao
       bằng công nhận Di tích Lịch sử vãn hoá cấp Quốc gia.
           Ông mất vào năm Hồng Đức thứ 4  (1474),  thọ 57
       tuổi.  Tên  tuổi  của Lưỡng quốc  Trạng nguyên  Nguyễn
       Trực mãi mải là dấu son chói lọi trong lịch sử văn hiến
       Việt Nam.
                                     Theo quehuongonline.vn,
                             Phạm Văn Ánh. và Trần Hồng Đức
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111