Page 273 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 273
Thông thường, có lòng từ bi với người khác dễ hon là có
lòng từ bi với chính mình. Tiến sĩ NefT^ trong cuộc nghiên cứu
về mức thang lòng từ bi cho chính mình cho những người từ
14 tuổi trở lên, thấy rõ đa số chúng ta thường tử tế với người
khác hơn chính mình và không thiếu những người rất tử tế và
thương người lại luôn luôn rất khắt khe với bản thân và điều
này làm cho họ rất khổ đau. Có những người đối diện với tai
nạn do người khác gây ra, thiên tai hay mất việc làm vì lý do
kinh tế suy thoái quay lại chỉ trích mình nặng nề, làm cho đời
sống của họ thêm u tối.
Khi có lòng từ bi với chính mình thì chúng ta có khả năng
xoa dịu nỗi khổ và nuôi dưỡng niềm vui khi gặp hoàn cảnh khó
khăn. Những ý tưởng trong lòng chúng ta cũng êm dịu hơn và
khích lệ mình tiến lên trong đời sống thay vì giận dữ hay đánh
giá mình thấp kém.
Câu "nhân vô thập toàn" phản ánh rất rõ vấn đề này. Con
người không có ai đầy đủ mọi khả năng để hoàn thành được tất
cả mọi thứ như ý muốn hay trở thành người trọn vẹn như mình
mong muốn. Tiến sĩ Germer và Neff^ cho rằng những ai nghĩ
chỉ có mình là kẻ thất bại, không bình thường hay gặp khó khăn
là không đúng vì gặp thất bại hay gặp khó khăn là chuyện bình
thường trong đời sống. Nếu ôm ấp những ý tưởng tiêu cực này
thì họ sẽ bị cách ly với người khác và làm cho cuộc sống thêm
muôn vàn khó khăn.
Do đó, qua cuộc nghiên cứu thực hành thiền, chuyên gia
tâm lý Bishop’* cho thấy khi thực hành chánh niệm, thấy biết rõ
ràng, chúng ta không bị các ý tưởng tiêu cực, trách móc mình
tràn ngập và lôi kéo nên ta sẽ có được khoảng không gian rộng
hcm, thoải mái hơn nên, từ đó sẽ thấy vấn đề rõ ràng hơn. Chánh
niệm là một thành phần của từ bi quán.
Thời đại của lòng từ bi với chính mình I 275