Page 271 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 271
bào chữa, phê bình, chỉ trích, giải thích cho hợp lý hay chống
đối để bảo vệ cái ngã, cái tôi của mình. Nhờ đó mà năng lượng
trong người không bị suy giảm nên gia tăng mức độ tự tri, có
nhiều khả năng làm cho mình tốt hơn, tích cực và hạnh phúc
hơn đồng thời giảm đi các chứng lo âu hay buồn phiền.
Eòìig tư bi vởì chính mình
là pìuttìng pháp trị liệu rát tốt
Từ bi là một chữ được dùng thường xuyên trong Đạo Phật.
Từ là tình thương người khi thấy họ bị khổ đau và bi là lòng
mong muốn giúp họ hết khổ đau. Như khi thấy một em bé
nghèo không có cơm ăn, áo mặc, chúng ta thấy thương và giúp
tiền để cha mẹ mua thực phẩm và áo quần cho em.
Từ bi với chính mình là hướng tình thương về chính con
người của mình khi mình bị khổ đau hay gặp khó khăn. Theo
các chuyên gia về thiền từ bi như nữ Thiền sư cư sĩ Phật giáo
Salzberg’^ và tiến sĩ Neff’‘* phân tích ý niệm về có lòng từ bi với
chính mình gồm có ba thành phần chính:
1. Tử tế với chính mình thay vì phê phán mình khắt khe
2. Có tình người thay vì cô lập
3. Có sự thấy biết rõ ràng, hay chánh niệm, thay vì dính
mắc quá nhiều vào những trải nghiệm khô đau.
Ba thành phần tử tế với chính mình, có tình người và có
chánh niệm kết hợp với nhau và tác động hỗ tương làm cho lòng
tù bi với chính mình xuất hiện và hoạt động. Thông thường, khi
gặp chuyện rủi ro, tai nạn, thất bại hay khổ đau, nhiều người
hay quay lại trách móc bản thân nên làm cho hoàn cảnh tồi tệ
Thờị đại của lòng từ bi với chính mình I 273