Page 253 - Bài Văn Mẫu
P. 253

Đó  không  chỉ là câu  hỏi dành  riêng  cho  bà  mẹ  Hạ  Du  mà  còn  dành cho
      tất cả mọi người. Ai đã đến đây? Chắc chắn đó là đồng chí của Hạ  Du, hoặc
      là  người có  cảm  tình  với  cách  mạng.  Họ  đã  bất chấp  luật lệ  nghiệt ngã của
      chính quyền, vẫn can đảm  bày tỏ tình cảm  của mình  đối với cách  mạng.  Họ
      dám đến viếng mộ anh vá còn kính cẩn đặt lên đó  một vòng hoa tươi:  ...hoa

      trắng hoa hồng xen lẫn nhau,  nằm khoanh trên nấm mộ khum khum.
         Một trong số những  người  không sợ  liên  luỵ chính  là  Lỗ Tấn.  Nhà văn  đã
      bày tỏ thái độ  kính trọng đối với các chiến sĩ của phong trào cách mạng Ngũ
      Tứ. Ông đã đặt vòng hoa tưởng niệm trên mộ Hạ Du. Đó  cũng là cách ông nêu
      ra vấn đề cấp thiết là phải có một phương thuốc đặc trị để cứu chữa “căn bệnh
      tinh thần” củangười Trung Quốc.  Phương thuốc đó quyết không phải là cái gì
      khác ngoài con đường cách mạng, nhưng không nửa vời như cuộc cách mạng
      Tân Hợi mà là cuộc cách mạng triệt để của quần chúng và vì quần chúng.
         Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du còn chứng tỏ nhà văn  Lỗ Tấn vẫn ấp ủ
      hi  vọng  vào  ngày  mai  tươi  sáng,  cho  dù  những  người  tham  gia  phong  trào
      cách mạng Ngũ Tứ đang bị chính quyền ráo riết khủng bố và bản thân tác giả
      cũng đang ở tâm trạng đau đớn, bàng hoàng.  Nó làm cho cái chết của Hạ Du
      bớt phần bi thảm  bởi vì dù  sao thì cũng có người xúc động và hiểu được phần
      nào ý nghĩa cái chết của anh. Đó cũng là niềm an  ủi cho những dũng sĩ đang
      bôn ba trong chốn quạnh hiu.  (Cách gọi của Lỗ Tấn đối với những người tham
      gia phong trào cách mạng Ngũ Tứ).
         Câu  chuyện  về  Thuốc được  miêu  tả  ở  hai  thời  điểm  là  mùa thu  và  mùa
      xuân.  Hạ  Du và Thuyên chết vào mùa thu, đồng nghĩa với sự tàn lụi.  Hai cái
      chết của hai người trai trẻ có số phận khác nhau và cách họ chết cũng không
      giống  nhau.'Thế nhưng, đến mùa xuân, hai bà mẹ có chung nỗi đau mất con
      dường  như  đã  đồng  cảm  với  nhau.  Đặt  câu  chuyện  vào  thời  điểm  của  hai
      mùa:  một  mùa  có  tính  chất tàn  tạ,  một  mùa  có  tính  chất  hồi  sinh,  tác  giả
      dường  như muốn  gửi  gắm  vào  đó  niềm  hi  vọng  về  sự  đổi  thay  tất yếu.  Dù
       không  có  những  biểu  hiện  thật  rõ  ràng,  song  với  cách  kết cấu  và  thời  gian
       nghệ thuật đầy ý  nghĩa tượng trưng, tác giả đã gieo vào lòng  người đọc một
       niềm tin, một niềm hi vọng về tương lai tươi sáng của dân tộc mình.

         Truyện  ngắn  Thuốc tiêu biểu cho bút pháp hiện thực tỉnh táo,  khách quan
       của Lỗ Tấn.  Cốt truyện dung dị nhưng độc đáo ở khả năng  lựa chọn các tình
       tiết, ở cách sắp xếp thời gian nghệ thuật và đặc biệt là ở khả năng tạo ra tính


       252
   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257   258