Page 257 - Bài Văn Mẫu
P. 257

V

       ổ  đoạn này, điểm đỉnh của mâu thuẫn kịch đã được tác giả thể hiện qua sự
    dằn vặt, giằng xé đau đớn của hồn Trương Ba. Mỏ đầu là cảnh hồn Trương Ba
    trong  thân  xác  anh  hàng  thịt  ngồi  ôm  đầu  một  hồi  lâu  rồi  đứng  vụt dậy,  nói
    những  câu  đầy bực  bội,  bức xúc:  Không I Không!  Tôi không muốn sống như
    thế này mãi ì...  Tôi chán cái chỗ ỗ không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi!
    Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này,  ta bắt đẩu sợ mi,  ta chỉ muốn rời xa mi tức
    khắc I Nếu  cái hồn  của  ta  có  hình  thù  riêng nhỉ,  để nó  được tách  ra  khỏi cái
    xác này, dù chỉ một lát!
      Tiếp sau đó,  hồn Trương  Ba tách  khỏi thân xác anh  hàng thịt và cuộc đối
    thoại giữa hồn và xác bắt đầu.  Dưới lớp vỏ  ngôn  ngữ của những  lời đối thoại
    là nhiều tầng nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ của người xem kịch. Lưu
    Quang  Vũ  rất chú  ý  đến  việc dùng  ngôn  ngữ để  phản ánh tính cách và  bản
    chất nhân vật. Xác hàng thịt lên tiếng với giọng điệu mỉa mai, chế giễu và phủ
    nhận  những  cố  gắng  giải thoát của  hồn  Trương  Ba:  Vô  ích,  cái linh  hồn  mờ
    nhạt của õng Trương Ba khốn khổ kia ơi,  õng không tách ra khỏi tôi được đâu,
    dù  tồi chỉ là  thân xác... Hổn Trương Ba đáp lại với thái độ vừa ngạc nhiên vừa
    coi thường :  A,  mày cũng biết nói kia à  ?  Vô  lí,  mày không  thể biết nói I Mày
    không có  tiếng nói,  mà  chỉ là  xác  thịt âm  u đui mù...  Hoặc nếu  có,  thì chỉ là
    những  thứ  thấp  kém,  mà  bất  cứ con  thủ  nào  cũng có  được:  thèm  ăn  ngon,
    thèm rượu thịt...
       Lưu  Quang  Vũ  kế thừa tư tưởng  của  truyện  cổ  dân  gian,  tiếp  tục  khẳng
    định vai trò quan trọng của linh hồn  so với thể xác. Thế nhưng tác giả đã để
    cho cuộc tranh luận giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt không kém phần gay
    go,  quyết liệt.  Có  những  lúc tiếng  nói của xác thịt dường  như lấn  át cả tiếng
    nói  của  linh  hồn,  đẩy  linh  hồn  vào  thế  lúng  túng,  bị  động:  Nhưng  tôi là  cái
    hoàn cảnh mà  ông buộc phải quy phục!...  Sao ông có  vẻ khinh thường tôi thế
    nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn.
    Nhờ  tôi mà  ông có  thể làm  lụng,  cuốc xôi.  ông  nhìn  ngắm  trời đất,  cây côl,
    những  người  thân...  Nhờ  có  đôi  mắt của  tôi,  ồng  cảm  nhận  thế giới này qua
    những giác quan của tôi...  Khi muốn hành hạ  tâm hồn con người,  người ta xúc
    phạm thể xác...  Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông hay vin vào cớ tâm
    hồn là  quý,  khuyên con người ta sống vì phần hồn,  để rồi bỏ bê  cho  thản xác
    họ mãi khổ sở,  nhếch nhác...  Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm,  tôi thèm ăn
    thịt,  hỏi có gì là tội lỗi nào ? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi
    ăn  chứ!...  Tôi  thông  cảm  với  những  “trò  chơi  tâm  hồn  của  ông”.  Nghĩa  là :


    256
   252   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262