Page 252 - Bài Văn Mẫu
P. 252
> ĩ
0'*^
Trong phần cuối của truyện, khung cảnh nghĩa địa được Lỗ Tấn miêu tả
rất kĩ: Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất cõng, ở giữa là
con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành
đường. Đó cũng là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém
hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay
phải. Cả hai ndi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày
mừng thọ. Hình ảnh con đường mòn ở đày không chỉ đơn thuần là một ranh
giới tự nhiên mà nó còn là ranh giới vô hình của lòng người, của những định
kiến xã hội. cảnh nghĩa địa trong đoạn văn mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất; Dư
luận xã hội không hề có sự phân biệt giữa những người làm cách mạng hi sinh
vì đất nước với những kẻ tội đồ. Như vậy thì những chiến sĩ cách mạng cũng
bị coi là “giặc”. Thứ hai: số người bị chết chém hoặc chết tù cũng nhiều như
số người bị chết vi nghèo đói. Hình ảnh những ngôi mộ ở nghĩa trang nhiều
như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ là một hình ảnh so sánh mỉa mai, gợi
lên thực trạng xã hội phong kiến Trung Hoa vừa đen tối vừa tàn bạo thời ẩy.
Lỗ Tấn còn gửi gắm một hàm ý khác nữa trong hình ảnh con đường mòn
chia đôi nghĩa địa: ranh giới giữa người nghèo và người cách mạng rất gần.
Những người làm cách mạng là ai nếu không phải là tầng lớp nghèo khổ bị
áp bức, bóc lột đến cùng cực, không còn con đường nào khác là phải tự vùng
lên để giải phóng cuộc đời mình? Nếu như lúc còn sống họ chưa thật sự hiểu
nhau, gắn bó với nhau thì lúc chết, nghĩa địa này là nơi họ được ỏ gần nhau.
Hai bà mẹ cũng ra thăm mộ con trong tiết Thanh minh. Đó là bà Hoa, mẹ
của Thuyên và bà mẹ của Hạ Du - tử tù chết chém. Bà Hoa đặt lễ vật trước
mộ con, khấn vái rồi khóc lóc một hồi. Bà kia cũng làm như vậy trước mộ con
mình, chỉ khác là mộ của Thuyên ở bên phải đường mòn, còn ngôi mộ kia thì
nằrw bên trái đường mòn, gần như đối diện nhau. Tình huống này đã tác động
rất mạnh tới suy nghĩ và cảm xúc của người đọc. Cả những người đã chết và
những người đang sống-đều là nạn nhân đau khổ, đáng thương của xã hội
phong kiến Trung Quốc hủ bại, bế tắc đương thời.
Câu hỏi đầy ngạc nhiên và băn khoăn của bà mẹ Hạ Du: Thế này là thế
nào ? khi nhìn thấy trên nấm mồ con trai mình có những cánh hoa trắng hoa
hồng... không nhiều lắm, xếp thành vòng tròn tr^n, không lấy gì làm đẹp, những
cũng chỉnh tề lặp lại hai lần gợi nhiều day dứt. Câu hỏi ấy thể hiện thái độ
khó hiểu của bà mẹ trước hành động tham gia cách mạng và cái chết bi thảm
của con trai mình; đồng thời chất chứa cảm xúc chua xót, đau khổ V. tự trách.
251