Page 248 - Bài Văn Mẫu
P. 248
' v'
hậu, mê muội đáng thương của sô' đông dân chúng và thái độ xa rời thực tế,
xa rời quần chúng của những người khởi xướng và tham gia cuộc cách mạng
Ngũ Tứ lúc bấy giờ. Đồng thời ông cũng gửi gắm trong truyện niềm hi vọng
vào tương lai Trung Quốc sẽ có một cuộc cách mạng triệt để của quần chúng
và vì quần chúng.
Bối cảnh của truyện là xã hội tăm tối, ngột ngạt dưới ách thống trị của
triều đình Mãn Thanh trước khi nổ ra phong trào cách mạng Ngũ Tứ - sự kiện
mở đầu cho lịch sử Trung Quốc hiện đại. Sự xâm chiếm và can thiệp thô bạo
của một số đế quốc như Anh, Pháp, Mĩ, Nhật đã biến Trung Quốc thành một
nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Thời vàng son của các triều đại vua
chúa đã lui vào dĩ vãng. Thay vào đó là một xã hội đình trệ, suy thoái mà
theo nhận định của Lỗ Tấn: So với tiến bộ thì đình trệ cũng gần với con đường
diệt vong rồi.
Nội dung truyện xoay quanh chủ đề Thuốc - một thứ “ thuốc” kinh khủng,
gớm ghiếc hiếm có xưa nay. Đó là bánh bao tẩm máu tươi của những kẻ tử tù
bị chém đầu, đem nướng lên cho người bệnh ăn. Thiên hạ đồn rằng thứ
thuốc ấy chữa khỏi được cả những bệnh thuộc “tứ chứng nan y ” như phong,
lao, cổ, lại. Vợ chồng lão Hoa chủ quán trà gom góp số tiền tích cóp đã lâu
và lão Hoa đích thân đến tận pháp trường để mua “ thuốc” cho con trai bị
bệnh lao nặng, với hi vọng là nó sẽ khỏi bệnh. Nhưng đau xót thay, máu của
tử tù chết chém không chữa được bệnh lao! Thế là tiền mất tật mang, cuối
cùng đứa con trai độc đinh của vợ chồng lão Hoa vẫn chết.
Ngòi bút của Lỗ Tấn đã đề cập tới một vấn đề đáng lo ngại là tập quán
chữa bệnh phản khoa học - một trong những biểu hiện của tình trạng lạc hậu
về mặt khoa học ở Trung Quốc, cũng như trong đời sống tinh thần của dân
chúng mà nhân vật Thuyên chỉ là một trong muôn ngàn nạn nhân của tập
-<^uán hủ lậu ấy.
Tuy nhiên, Lỗ Tấn còn kín đáo gửi gắm dụng ý của mình trong nghĩa hàm
ẩn của truyện. Con bệnh trầm kha không phải là anh chàng Thuyên tội
nghiệp mà là đầu óc mê muội của vợ chồng lão Hoa nói riêng và số đông
dân chúng nói chung. Theo nhận xét của tác giả thì cả xã hội Trung Quốc
thời ấy giống như một người mắc bệnh nặng, đòi hỏi phải có một thứ “thuốc”
đặc trị thì mới có thể chữa khỏi; đồng thời ông cũng chỉ ra rằng con đường đi
của dân tộc Trung Hoa lúc này đã lâm vào ngõ cụt, cần phải nhanh chóng
phát quang một con đường mới. "
247