Page 251 - Bài Văn Mẫu
P. 251

'0/j

     anh bị chém đầu là đích đáng. Họ hả hê như chính mình vừa trừ khử được một
      kẻ tội đồ.  Khi nghe kể đến đoạn  Hạ  Du  bị  lão Nghĩa quản  ngục đánh cho hai
     cái  bạt tai vì dám  rủ  lão “làm  giặc” thì  họ  thú  quá,  cứ nhao nhao nói nói cửời
      cười.  Trong  khi  đó,  họ  lại  xuýt xoa  khen  cụ  Ba  đã  sáng  suốt đem  nộp  cháu
      mình  cho  nhà chức trách,  vừa  không  bị  mất đầu  vì  chứa chấp  một tên  phản
      nghịch, vừa được thưởng hai mươi lạng bạc.
        Qua cuộc  bàn  luận của đám  đông  ở  quán trà,  Lỗ  Tấn  khéo  léo  phơi  bày
     thực trạng tinh  thần  u  mê  tăm  tối  của  phần  lớn  dân chúng  Trung  Quốc thời
     đó.  Cách  mạng  Tân  Hợi  là  một cuộc cách  mạng  không  triệt để.  Người  dân
     chưa được tuyên truyền, giác ngộ  nên  họ coi  những  người  làm cách mạng  là
      “làm giặc”. Họ càng không hiểu gì về mục đích cao cả của cách mạng.
        Lỗ Tấn nhận thức rất rõ “căn bệnh tinh thần” của người Trung Hoa đã đến
      mức trầm trọng. Đã đến lúc phải khẩn cấp tìm ra một phương thuốc “đặc hiệu”
      để chữa trị căn bệnh ấy. Nhưng đó là phương thuốc nào?
        Lúc  này,  cách  mạng  Trung  Quốc  đang  dò  dẫm  tìm  đường,  Lỗ  Tấn  cũng
      đang tìm đường, ông chưa thể đưa ra một giải pháp chính xác,  nhưng ông đã
      dự  cảm  được  một điều  gì  đó.  Dự  cảm  ấy  phần  nào  được thể  hiện  qua  hình
      tượng nhân vật Hạ Du.

        Hạ  Du tuy không được tác giả  miêu tả trực tiếp nhưng  nhân vật này đóng
      vai trò quan trọng là mắt xích liên kết toàn bộ câu chuyện và chi phối các sự
      kiện trong tác phẩm.  Hạ  Du  là  một chiến sĩ cách  mạng có ý  chí kiên cường,
      dám chấp nhận thử thách,  hi sinh. Đến phút chót anh vẫn tuyên truyền cách
      mạng.  Hạ  Du  bộc  lộ  nỗi  đau  xót trước  tình  trạng  mê  muội  của  dân  chúng.
      Nhưng  thật đáng  buồn  là  ý  chí,  mục  đích  và  hành  động  của  anh  lại  bị  mọi
      người  hiểu  một cách  sai  lạc.  Cụ  Ba  là  người  thân  cho  rằng  anh  “ làm  giặc”
      nên  đã  tô' giác anh  để  lấy tiền thưởng.  Dân  chúng thl  chờ  anh  bị  chém  đầu
      để  lấy máu anh tẩm vào bánh  bao làm thuốc chữa bệnh.  Với  những tên đao
      phủ tàn bạo, tham lam thì máu Hạ Du là một món hàng đem lại lợi nhuận béo
      bở.  Với  đám  đông  dân  chúng,  Hạ  Du  là  đối  tượng  để  cho  họ  chế  giễu  và
      khinh bỉ. Thậm chí đến cả mẹ anh cũng không hiểu đúng về con trai mình.
         Xây  dựng  nhân  vật  Hạ  Du,  tác  giả  vừa  bày tỏ  thái  độ  trân trọng  và  kính
      phục, vừa ngầm phê phán những người làm cuộc cách mạng Ngũ Tứ xa rời và
      chưa giác ngộ được qụần chúng. Thật xót xa và đau đớn trước hình ảnh người
      chiến sĩ cách mạng không hoà hợp được với quần chúng và còn bị dân chúng
      nhìn  bằng con  mắt miệt thị và giễu cợt.  Chính vì thế mà sự hi sinh của họ trở
      nên vô nghĩa.


      250
   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256