Page 247 - Bài Văn Mẫu
P. 247
- Hình ảnh vòng hoa trên mộ tử tù còn chứng tỏ tác giả vẫn ấp ủ hi vọng vào
ngày mai tươi sáng, cho dù những người làm cách mạng đang bị chính quyền ráo riết
khủng bố và bản thân tác giả cũng đang ở tâm trạng đau đớn, bàng hoàng. Đó cũng là
niềm an ủi cho những dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu. (Cách gọi của Lỗ
Tấn đối với những người tham gia phong trào cách mạng Ngũ Tứ).
+ Thời gian nghệ thuật của truyện:
Thời gian nghệ thuật của truyện được đặt vào hai thời điểm là mùa thu và mùa
xuân. Hai nhân vật chết vào mùa thu như đồng nghĩa với sự tàn tạ vốn có của mùa
thu. Hai cái chết của hai người trai trẻ có số phận khác nhau và cách họ chết cũng
không giống nhau. Thê' nhưng, đến mùa xuân, hai bà mẹ có chung nỗi đau khổ dường
như đã đồng cảm với nhau. Đặt câu chuyện vào thời điểm của hai mùa: một mùa có
tính chất tàn tạ, khép lại; một mùa có tính chất hồi sinh, mỏ ra, tác giả dường như
muốn gửi gắm vào đó niềm hi vọng về sự đổi thay tất yếu của dân tộc Trung Hoa
trong tương lal không xa.
3. Kết bài:
- Truyện ngắn Thuốc Xièu biểu cho bút pháp hiện thực tỉnh táo, khách quan của
Lỗ Tấn. Cốt truyện dung dị nhưng độc đáo ở khả năng lựa chọn các tình tiết, ở cách
sắp xếp thời gian nghệ .thuật và đặc biệt là ở khả năng tạo ra tính đa nghĩa của ngôn
từ và hình tượng.
- Câu chuyện có chung một âm điệu trầm buồn, thể hiện sự suy tư, nỗi lo lắng,
day dứt, băn khoăn, khắc khoải đẩy tinh thần trách nhiệm của Lỗ Tấn trước số phận
và tương Ịai của dân tộc mình. Có thể coi truyện ngắn Thuốc giống như con dao mổ
sắc bén trong tay một bác sĩ tài ba, mạnh dạn cắt bỏ những khối u ác tính về tinh
thần của xã hội đương thời để cứu lấy dân tộc Trung Hoa. Nhà văn Lỗ Tấn xứng đáng
là cây đại thụ của văn học Trung Quốc, là Danh nhân văn hoá thế giới.
II. BÀI LÀM
LỖ Tấn (1881 - 1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng,
tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ông là nhà văn cách mạng thế hệ đầu tiên có
phương châm và mục đích sáng tác đúng đắn là dùng ngòi bút để phanh
phui các “căn bệnh tinh thần của quốc dân” - một trong những nguyên nhân
quan trọng khiến cho xã hội Trung Quốc trở nên trì trệ và suy thoái.
Sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn gồm 3 tập truyện ngắn, 16 tập tạp văn với
các đề tài chính trị, xã hội, văn chương... ông xứng đáng là ngọn cờ đầu của
văn học Trung Quốc hiện đại. Truyện ngắn Thuốc sáng tác năm 1919 là tác
phẩm thể hiện khá rõ những băn khoăn, day dứt của Lỗ Tấn trước những vấn
đề quan trọng của xã hội Trung Quốc đương thời. Tác giả phê phán sự lạc
246