Page 246 - Bài Văn Mẫu
P. 246

>   'V
    V *

       khác trong tác phẩm. Thông qua lời lẽ của đám  khách trong quán trà, nguói đọc hình
       dung  ra  một chiến  sĩ cách  mạng  có  ý  chf kiên  cường,  dám  chấp  nhận  thử thách,  hi
       sinh.  Xây dựng  nhân  vật Hạ  Du, tác  giả  vừa bày tỏ  thái  độ  trân  trọng và  kính  phục,
       vừa  ngầm  phê  phán  những  người  làm  cuộc  cách  mạng  Ngũ  Tứ  chưa  giác  ngộ,  tập
       hợp được đông đảo quần chúng.

          -t- Khung cảnh nghĩa đ|a và vòng hoa trên mộ Họ Du:
            - Hình ảnh nghĩa địa ở ngoại thành mang nhiều ý nghĩa; Thứ nhất, dư luận xã hội
       không  hề  có  sự  phân  biệt giữa  những  người  làm  cách  mạng  hi  sinh  vì  đất  nước với
       những kẻ tội đồ nên khi chết họ đều bị chôn chung phía bên trái đường mòn. Như vậy,
       những chiến  sĩ cách  mạng cũng bị coi là “giặc”. Thứ hai, sô' người bị chết chém  hoặc
       chết tù  cũng  nhiều  như số người chết vì nghèo đói.  Hình ảnh so sánh những ngôi mộ
       nhiều như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ gợi lên thực trạng vừa đen tối vừa tàn bạo
       của xã hội phong kiến Trung Hoa.
           -  Phải  chăng  Lỗ  Tấn  có  ý  nói  rằng  ranh  giới  giữa  người  nghèo và  người  cách
       mạng rất gần. Người cách mạng là ai nếu không phải là những người nghèo khổ bị áp
       bức bóc lột đến cùng cực, không còn con đường nào khác là phải tự vùng lên để giải
       phóng? Nếu lúc còn sống họ chưa thật sự gắn bó, chưa hiểu nhau thì lúc chết, nghĩa
       địa này là nđi họ được ở gần nhau.
           - Tình  huống  hai bà mẹ của hai đứa con chết thảm tình cờ gặp nhau  ngoài nghĩa
       địa khi đi thăm  mộ con tác động  rất mạnh tới suy nghĩ và cảm xúc của người đọc.  cả
       người chết và  những  người đang sống đều  là  nạn  nhân đau  khổ,  đáng thương của xã
       hội phong kiến Trung Quốc suy thoái, bê' tắc đương thời.
           - Câu hỏi của mẹ  Hạ Du:  Thế này là thế nào ? khi nhìn thấy trên nấm  mồ của con
       mình  có  những  cánh  hoa  trắng  hoa  hồng...  không  nhiều  lắm,  xếp  thành  vòng  tròn,
       không lấy gì làm đẹp,  những cũng chỉnh tề lặp lại hai lần như một điệp khúc gợi nhiều
       day dứt. Câu hỏi ấy thể hiện sự khó hiểu của bà mẹ vì ngay cả bà cũng không hiểu rõ
       ý nghĩa việc làm của con trai mình. Nó chứa đựng sự băn khoăn, đau khổ và tự trách.
           - Câu  hỏi trên  không chỉ dành  riêng cho bà  mẹ  Hạ  Du  mà còn dành cho tất cả
       mọi  người.  Ai  đã  đến  đặt vòng  hoa trên  mộ  Hạ  Du ?  Chắc  chắn  đó  là  những  người
       cách  mạng, hoặc có cảm tình với cách  mạng.  Họ đă  bất chấp luật lệ  nghiệt ngã của
       triểu đình, vẫn can  đảm  bày tỏ tinh cảm của mình đối với cách  mạng qua hành động
       viếng mộ và kính cẩn đặt lên đó một vòng hoa tươi.
           - Một trong sô' những người không sợ liên luỵ chính là Lỗ Tấn. Nhà văn đã bày tỏ
       thái  độ  kính  trọng  đối với  những  người  cách  mạng,  ông  đã  đặt một vòng  hoa tưởng
       niệm trên mộ  Hạ  Du. Đó cũng là cách ông nêu lên vấn để  phải có  một phương thuốc
       đặc biệt để cứu  chữa “căn bệnh tinh thần” của dân tộc Trung  Hoa.  Đó  là con  đường
       cách  mạng,  nhưng  không  phải  là  cuộc cách  mạng  nửa vời  như cách  mạng  Tân  Hợi
       mà là cuộc cách mạng triệt để của quần chúng và vì quần chúng.



                                                                            245
   241   242   243   244   245   246   247   248   249   250   251