Page 250 - Bài Văn Mẫu
P. 250
r' >
<í>
Không bao lâu, chiếc bánh đã nằm gọn trong bụng... Lão Hoa đứng một bên,
bà Hoa đứng một bên, trố mắt nhìn con như muốn rót vào người con một cái
gì, đồng thời cũng muốn lấy ra một cái gì.
Tác giả đã thể hiện tài tình diễn biến tâm trạng của từng nhân vật trong
đoạn văn này. Cha mẹ Thuyên nhìn con ăn chiếc bánh bao mà lòng khấp
khởi hi vọng, tin rằng con sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Họ muốn rót vào người
con sự sống, đồng thời cũng muốn lấy ra căn bệnh lao đáng sợ mà người đời
đã liệt vào hàng “ tứ chứng nan y ”, ai mắc phải là cầm chắc cái chết, vợ
chồng lão Hoa là những nhân vật vừa đáng thương vì tình phụ tử, mẫu tử của
họ thật cảm động, nhưng lại vừa đáng giận bởi họ mê tín đến ngu muội.
Hình ảnh đám đông trong quán trà của lão Hoa cũng phản ánh rất chân
thực về “căn bệnh tinh thần” của người Trung Quốc. Quán trà lão Hoa là nơi
tụ họp thường xuyên của khách bình dân. Tại đây, lượng thông tin chẳng
những rất phong phú mà còn rất thật.
Khách uống trà gồm một người râu hoa râm, cậu Năm Gù, bác cả Khang,
một anh chàng hơn hai mươi tuổi... và một số người khác. Họ là những ngịíời
thuộc số đông dân chúng Trung Quốc lúc bấy giờ. Quán trà của lão Hoa
giống như xã hội Trung Quốc thu nhỏ.
Đám khách uống trà bàn'tán xoay quanh hai sự kiện nóng hổi: Thứ nhất
là chuyện lão Hoa mua được “thần dược” ; thứ hai là chuyện Hạ Du bị chết
chém. “Thuốc tiên” để trị “bệnh quỷ" mà người Trung Quốc vẫn tôn sùng lúc
bấy giờ chính là bánh bao tẩm máu tủ tù. Bánh bao thì luôn luôn có sẵn,
nhưng còn máu tử tù ? Máu tử tù không sẵn nhưng cũng không phải là hiếm,
chỉ cần có tiền là mua được, nhất là vào đúng dịp có tử tù bị chém. Lão Hoa
có con mắc bệnh lao nặng, may mắn gặp ngay dịp Hạ Du bị chém đầu. Cho
nên hôm ấy ở quán trà nhà 1ão Hoa, người ta chỉ bàn đến hai chuyện ấy
cũng là điều dễ hiểu, vấn đề quan trọng ở đây là thái độ của họ trước hai sự
kiện này ra sao ?
Về sự kiện thứ nhất, mọi người đều mừng cho lão Hoa đã may mắn mua
được “thần dược” và họ đặt niềm tin tuyệt đối vào phương thuốc kì quái ấy.
Chỉ trong một đoạn văn ngắn mà có tới sáu lần nhắc lại câu: Cam đoan thế
nào cũng khỏi, giống lời khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột.
Về sự kiện thứ hai, mọi người đều tỏ thái độ khinh bỉ, dè bỉu và dùng những
lời lẽ xấu xa nhất để gọi Hạ Du : tên phạm, thằng quỷ sứ, thằng nhãi con,
thằng khốn nạn... Họ coi anh là giặc, là dám vuốt râu cọp, là điên. Họ cho rằng
17-Những bài làm vân m ỉu 12T2-Trắn Th| Thin-NXB THTPHCM 249