Page 256 - Bài Văn Mẫu
P. 256
•y
ỷ
và bức xúc, liên quan tới quá trình phát triển của đất nước và cuộc sống của
nhân dân. vốn là người quan tâm tới thời cuộc, Lưu Quang Vũ đã quyết định
chuyển hẳn sang sáng tác kịch để có điều kiện bày tỏ, thể hiện những nhận
thức và quan điểm của mình trước công luận. Chỉ trong vòng mười năm, hơn
năm mươi vở kịch với những đề tài hết sức thời sự và thiết thực của Lưu
Quang Vũ đã được dàn dựng, biểu diễn trên khắp cả nước, đem lại một sức
sống mới cho sân khấu Việt Nam và tạo ra những tranh luận, đánh giá sôi nổi,
thậm chí có những ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau. Người ta gọi đó là “hiện
tượng Lưu Qyang Vũ” và hiện tượng này có thể nói là chưa từng xảy ra trong
lịch sử sân khấu Việt Nam. Những vở kịch như: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-
ta, Nếu anh không đốt lửa, Khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta...
đã khẳng định tài năng xuất sắc và nhiệt tình cháy bỏng cùng tình yêu thương
con người, cuộc đời và trách nhiệm công dân rất cao của Lưu Quang Vũ. ông
mất đột ngột trong một tai nạn giao thông năm 1988. Năm 2000, ông được
Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt vốn là một câu chuyện dân gian có từ
lâu đời đã được tác giả Lưu Quang Vũ xây Ịdựng thành một vở kịch nói hiện
đại, đặt ra nhiểu vấn đề mới mẻ có ý nghĩaỉ tư tưởng và triết lí nhân văn sâu
sắc. Vở kịch được công diễn nhiều lần trong và ngoài nước, được dư luận
đánh giá là một trong những vở kịch làm nên tên tuổi Lưu Quang Vũ. Nội dung
vỏ kịch tóm tắt như sau; Trương Ba là một người làm vườn có tài chơi cờ
tướng. Vì sự nhầm lẫn của Nam Tào (vị quan trên Thiên đình trông coi về việc
sinh tử của con người dưới trần gian) nên Trương Ba bị chết oan. Để sửa sai,
Nam Tào cùng Đế Thích (tiên cờ) làm cho Trương Ba sống lại trong thân xác
anh hàng thịt. Mọi chuyện rắc rối xảy ra từ đây. Trương Ba bị làm phiền liên
tục, bị người thân sợ hãi, xa lánh. Bản thân Trương Ba cũng rất khó chịu vì
phải sống trong thân xác không phải của mình. Cuối cùng, ông đã quyết định
trả lại thân xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết thực sự để giải thoát
cho mình. Đoạn trích là đoạn kết, tập trung phản ánh tư tưỏng chủ đề của vở
kịch: Bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống
tạm và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu bị tha hoá trước sự lấn át của thể
xác phàm tục, thô lỗ. vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu
tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và
khát vọng hoàn thiện nhân cách.
255