Page 260 - Bài Văn Mẫu
P. 260

ĩ  p*
  V ^

         Sự  giằng  xé  trong tâm  trạng Trương  Ba  được  tác  giả  vỏ  kịch  thể  hiện  tự
      nhiên, sinh động và chân thật.  Muốn thoát khỏi tình huống khó xử và khó chịu
      nhự thế  này,  Trương  Ba  chỉ còn  một cách  là  chấp  nhận  cái  chết  vĩnh  viễn.
      Ông  muốn  Đế Thích trả  lại thân  xác cho anh  hàng thịt để  phần  hồn  sẽ  sống
      hoà thuận với thân xác anh ta, để vỢ anh ta không còn phải sống trong cảnh
      goá chồng thật đáng thương. Trong khi Đế Thích  đang  phân vân  hỏi  nếu  làm
      như vậy thì hồn Trương Ba sẽ trú ở đâu, Trương Ba đã trả lời dứt khoát: ở đâu
      cũng được chứ không  ở đây nữa.  Nếu  õng không giúp,  tôi sẽ...  tôi sẽ...  nhảy
      xuống sông hay đâm  một nhát dao  vào  cổ,  lúc đó  thì hồn  tôi chẳng còn,  xác
      anh hàng thịt cũng mất...  Mâu thuẫn kịch được đẩy lên cao hơn với chi tiết cu
      Tị con chị Lụa hàng xóm sắp chết. Cu Tị là bạn thân của cái Gái cháu nội ông
      Trương Ba. Đế Thích nhân cơ hội này để nghị Trương Ba nhập hồn vào xác cu
      Tị. Trương Ba suy nghĩ rất nhanh, hình dung rất nhanh về hậu quả của sự việc
      đó để rồi từ chối, bởi những rắc rối mà ông đang phải chịu đựng đã khiến ông
      vô cùng khổ sở, khổ sỏ hơn là chết.
         Thương  Trương  Ba,  con  người  hiền  lành,  đôn  hậu  và  không  muốn  mất
      người  bạn  cờ  tri  âm  tri  kĩ  nên  Đế  Thích  vẫn  cô'  gắng  thuyết  phục,  nhưng
      Trương Ba khăng khăng không đổi ý:  Tôi đã nghĩ kĩ...  Tôi không nhập vào hình
      thù  ai nữa I  Tôi đã  chết rồi,  hãy để tôi chết hẳn! Hành  động trả  lại thân xác
      cho anh  hàng thịt của Trương  Ba  là  hành  động  đúng  đắn, dũng  cảm  và  hợp
      đạo lí. Điều đó  khẳng định rằng: Một linh hồn dù tốt đẹp đến đâu nhưng phải
      trú  ngụ trong một thể xác khác thì cũng  không thể nào thấy thoải mái vì mặc
      cảm  giả  dối.  Sống  như thế thì  không  phải  là  sống theo đúng  ý  nghĩa của từ
      này mà chỉ là sự tồn tại đơn thuần mà thôi. Trương Ba chết nhưng linh hồn tốt
      đẹp của ông sẽ sống mãi trong tình yêu mến và nỗi tiếc nhớ của gia đình, bạn
      bè, làng xóm. Chết nhưng lại là vẫn sống.
         Đoạn trích  Hồn  Trương Ba,  da hàng thịttậọ trung cao độ tính chất triết lí và
      tư tưỏng nhân văn của vở kịch có  nguồn gốc dân gian  này.  Lưu Quang Vũ  đã
      đưa vào vở  kịch  quan  niệm  đúng  đắn  về  cách  sống;  Trước  hết,  mình  hãy  là
      minh. Cuộc sống của cá nhân chỉ thực sự có ý nghĩa khi biết sống vì niềm vui
      và  hạnh  phúc của mọi  người,  vì  sự tốt đẹp của cuộc đời.  Tư tưởng triết lí về
      con  người của Lưu  Quang Vũ  vừa biện chứng vừa lạc quan, cao thượng. Tất
      cả những điều đó  được thể hiện  bằng tài  năng sáng tạo hiếm có của tác giả
      khiến vở kịch có sức cuốn hút lạ thường đối với khán giả. Lưu Quang Vũ xứng
      đáng là nhà biên kịch xuất sắc của sân khấu Việt Nam hiện đại.


                                                                           259
   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265