Page 403 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 403

chỉ bị  những giấc mơ của quá  khiứ ám ảnh,  mà thực tại,  khi ý thức tuổi tác, ý thức
      sức khoẻ suy kiệt, trong anh bỗng trỗi lên  nỗi lo sợ.  Có điều nỗi sợ ấy không phải
      để dành cho bản thân,  mà là cho người khác. Tóm lại đó là  nỗi sợ mang tính anh
      hùng;  “Tôi chỉ sợ lúc nào đó đang  ngủ  mà tôi chết luôn  làm cho con trai tôi  phải

      khiếp sỢ’. Có nghĩa là sợ cho nỗi sợ của người khác.
          Nhân vật đã  mang tính  sử thi,  nhưng  điều tạo  nên  âm  hưởng  sử thi  cho văn
      bản trước hết phái  kể đến  người kể chuyện. Đặc biệt,  người  kể ở đây cũng  mang
      đầy đủ  phẩm chất của  một  nhán vật sử thi.  Đầu tiên  là  giọng  điệu  kể.  Giọng  kể
      của văn bản vừa trữ tình, sâu lắng vừa cảm thỏng và ngợi ca. Giọng kể này có mối
      tương  giao  khăng  khít với  giọng  của  chính  Xô-cô-lốp.  Nhờ thế,  khi  kể  lại  lời  của
      nhân vật này. người đọc không thấy có sự khác biệt trong cảm hứng trần thuật.
          Do đặc điểm tự sự hiện đại quy định rằng người kể luôn có xu thế trần tục hoá
      con  người  nên  hình  tượng  Xô-cô-lốp  hiện  lẽn  với  đầy  đủ  dáng  vẻ  đời  thường.
      Nhưng  những chi tiết được người kể chọn lựa luôn ở trong vòng  ngưỡng  mộ,  ngợi
      ca.  Đến  đây ta  thấy được  lối  kể vô cùng độc đáo của  Sò-lô-khốp.  Bản thân trần
      thuật sử thi,  theo  Bakh-tin,  bao  giờ cũng tuân thủ  nguyên tắc tôn  sùng  quá  khứ.
      Chuyện được kể luôn nằm trong quá khứ - một quá khứ trở thành thiêng liêng thần
      thánh. Sô-lô-khốp thì tái hiện cả quá trình từ quá khứ đến thực tại (được kể). Cách
      làm này nhằm cho thấy những thử thách gian truân,  hiểm nghèo mà  nhân vật anh
      hùng phải trải qua. Đồng thòi, người kể không tấn phong nhân vật của mình thành
      thánh nhân. Tính hiện đại trong hình tượng nhân vật sử thi của Sô-lô-khốp là ở đó.
      Thời xưa,  nghệ  nhân  ngợi  ca  nhân vật của  mình trong dáng vóc một thánh thần.
      Thời nay nhản vặt được ca ngợi không phải vì liọ là một thánh nhân mà là vì họ là
      một thường dân giữa cuộc đời.
          Tính chất nhập vai mãnh liệt trong tự sự của Sô-lô-khốp đã khiến câu chuyện
      của ông thấm đẫm chất thơ.  Chất thơ ấy vừa  mang âm  hưởng  hùng tráng của sử
      thi vừa mang chất bi thưong của thơ hiện đại. Đấy là chất thơ toát lên từ cái nhìn bi
      tráng về cuộc đời và những cảnh ngộ thương tâm trên đời. Có sự đồng điệu diệu kì
      trong chất thơ bi  hùng ấy giữa  người  kể,  người  nghe rồi kể lại và vâi độc giả  mọi
      thời. Chẳng có ai không đồng cảm với nhũmg lời tự bạch chan chứa tình người này;
      “Không,  không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc
      trong chiêm  bao đâu.  Họ cũng khóc trong thực tại đấy.  Nhưng cái chính ở đây là
      đừng làm tổn thương  em bé,  đừng để cho em thấy  nliững giọt nước mắt đàn ông
      hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má minh”.

                                                                  LÊ HUY BẮC



       402
   398   399   400   401   402   403   404   405   406   407   408