Page 405 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 405

Giă  từ vũ khi là  câu  chuyện tình yêu,  chuyện  chiến  tranh  thực  cảm  động.  Chiến
      tranh bi đát đã đành mà tình yêu cùng bi đát nốt. Con người trong tác phẩm như bị
      ném  vào  thế  giới  thù  nghịch.  Một  thế  giới  không  còn  luân  lí  đạo  đức.  Nên  con
      người và cả tình yêu của họ khó có thể tồn tại.  Do vậy âm hưởng chủ đạo của tác
      phẩm vẫn là giai điệu buồn chìm trong cơn - mưa - số - phận - bi - thảm cứ rả rích
      rơi suốt cả chiều dài tác phẩm.
          Tuy nhiên, cũng như mọi nhân vật khác của Hê-ming-uê, nhân vật chính trong
      tác phẩm này cũng là  người không chịu  khuất phục sô phận.  Hen-ry từng lê thân
      dưới làn mưa đạn, từng  nhảy xuống sông chạy trốn cái chết và ta chắc trước cơn
      khủng  hoảng tình cảm do cái chết của Ca-tơ-rin mang lại, anh vẫn can đảm vươn
      lên.
          Năm  1937,  Có  và không ra  đời,  đánh dấu sự quan tâm của Hê-ming-uẽ đến
      vấn đề bức thiết của thời đại: cuộc đại khủng hoảng ở Hoa  Kì. Và thông điệp cuối
      cùng của  nhân vật chính  Ha-ry, “Con người không thể sống cô độc”  như lời nhắn
      gửi,  khấn  nguyện  cho  linh  hồn  của  người  nổi  loạn  cô  độc.  Nhưng  về  mặt  nghệ
      thuật thì cuốn sách không được đánh giá cao.
          Vào những năm 1930, Hê-ming-uê thường đến Tây Ban Nha.  Năm  1939, sau
      nhiều  năm theo dõi và  đến tham dự cuộc chiến  bảo vệ  nến  Cộng  hòa của  nhân
      dân Tây Ban Nha, Hê-ming-uê đã viết nên  Chuông nguyện hồn ai: “Chẳng một ai
      tự thân là đảo riêng hoàn chỉnh, mỗi người là một mảnh của đại lục,  một phần của
      toàn bộ đất liền; nếu một mẩu đất bị cuốn ra đại dương thì châu âu sẽ nhỏ đi như
      khi một mũi đất, một ngôi nhà của bằng hữu mi hay của chính mi bị cuốn phăng đi.
      Cái chết của bất kì ai cũng làm ta nhỏ đi bởi ta kết liền khối với toàn nhân loại, vậy
      nên  mi đừng bao giờ hỏi chuông  nguyện hồn ai.  Chuông  nguyện cho hồn mi đó”
      (Giôn Đốn). Lời thơ được dùng làm đề từ này đã toát lên tinh thần thông điệp của
      tác phẩm: sự tồn tại, vững mạnh không bao giờ nảy sinh từ loại trừ,  hủy diệt.  Con
      người cần phải nương vào nhau để mà sống, chiến đấu... Mặt khác, tác phẩm còn
      là  bản  bi hùng ca  ngợi ca  những chiên sĩ du  kích Tây Ban  Nha cùng với anh lính
      Hoa  Kì tự nguyện  Gioóc-đan can trường,  bất  khuất bảo vệ quyền tự do,  dân chủ
      chính đáng của con người.
          Nhưng Qua sông vào rửng (1950) lại là một thất bại nữa của Hê-ming-uê. Nhiều
      nhà phê binh xem ông đã hết thời. Không nản lòng,  năm  1952 ông giấ và biển cả
      ra đài. Trước  khi  in thành sách, tác  phẩm được đăng tải  nhiều  kì trên tạp chí Đời
      sống. Ngay khi mới pnát hành, trong vòng bốn mươi tám tiếng, tở Đời sống đã bán
      được 5.318.650 bằn, một con số kí iục trong lịch sử báo chí. Trong suốt ba tuần lễ
      sau khi ông già và biển cả được in ra, bình quân mỗi ngày Hê-ming-uê nhận từ 80
      đến 90 lá thư chuc tụng từ những người hâm mộ.  Họ là những học sinh phổ thông,
      sinh viên đại học, các giáo sư,  các nhà làm  hợp tuyển văn học,  bạn bè và  những
       người chưa quen biết từ nhiều miền trên thế giới.

       404
   400   401   402   403   404   405   406   407   408   409   410