Page 400 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 400

nhưng quen hơi,  không có nó thì buồn. Đêm đêm khi thì  nhìn nó ngủ,  khi thì thơm
    mớ tóc xù  của  nó, trái tim tối đã từng bị đau  khổ làm chai lì,  được hồi  phục trỏ lại
    mềm  dịu  hơn...”.  Tình  cảm  ấy  không  còn  ở  ranh  giới  của  sự cảm  thông  chia  xẻ
    giữa  nhũmg  người xa lạ  mà đích thực là tình cảm của  những  người gần  hoặc cùng
    huyết thống dành cho nhau.
        Đáp  lại tình  cảm  nồng  thắm  ấy của  Xô-cò-lốp,  Va-ni-a  yêu  anh  bằng  tất cả
    tình cảm của một đứa con. Kể từ lúc “nhận ra” bô Xò-cô-lốp, Va-ni-a không muốn
    rời cha  nửa bước.  Công việc của Xố-cô-lốp luôn phải xa nhà. Một mình anh thì ăn
    uống thế nào cũng được “một mẩu bánh mì,  rnột củ  hành với tí muối, thế là đủ no
    cho một ngày của đời lính”.  Nhưng  một khi Va-ni-a đi theo thì chuyện ăn uống trỏ
    nên rắc rối, “khi thì phải mua sữa cho nó, khi thì phải luộc quả trứng, không có thức
    ăn nóng cho nó là không xong” . Đây cũng chính là chi tiết biểu lộ tình cảm của Xò-
    cố-lốp với  chú  bé.  Anh  không  muốn  nó  phải  chịu  đựng  nỗi vất vả  của  người  lớn.
    Giải pháp của anh là để nó ở nhà,  nhưng xem ra điều đó lại gây phiền toái không
    nhỏ.  Chỉ vì  cậu  bé quá  nhớ anh  nên  không  chịu  ngồi yên  một  chỗ,  “nó cứ khóc
    suốt từ sáng cho đến tối, chiều tối trốn ra kho thóc tìm tòi. Thường đợi tôi ỏ đó đến
    khuya”.  Một phần Va-ni-a  nhớ bố,  phần khác thì ắt hẳn tận thẳm sâu tâm hồn thơ
    bé của nó, nó không muốn để mất bố thêm lần nữa.
        Dẫu  không trực tiếp miêu tả,  nhưng những lúc vắng Xô-cô-lốp, trong lòng Va-
    ni-a hẳn dấy lên nhiều nỗi lo sợ. Thế đấy, khi chiến tranh đã thực sự qua đi thì đâu
    vì thế mà mọi nỗi bất hạnh chấm dứt ngay lập tức. Tuy đã tìm lại được hạnh phúc,
     nhưng tâm  hồn  bé  bỏng của Va-ni-a vẫn luôn thắt thỏm sự mất mát,  xa  lìa. Điều
    đó khiến  nó “lúc thì cứ luôn ríu  rít như chim sẻ,  có lúc không  hiểu sao lại tự nhiên
     im lặng” .  Những lúc ấy, tâm trí nó lại hướng về khoảng thời gian trưốc chiến tranh.
     Nó hỏi;  “Bố ơi,  cái áo bành tỏ da của bố đâu  rồi?”,  rồi lại  hỏi:  “Thế tại sao bó lại
    tìm con lâu thế?” Những câu hói này không nhằm mục đích thẩm định Xô-cô-lốp có
     thực là bố của mình hay không, mà cốt diễn tả nỗi kinh hoàng trong ngần ấy tháng
     nám  mất  bố của  cậu  bé.  Điều  đó  mang  lại  nỗi  xúc động  lớn  iao  cho  người  đọc.
     Hành trình người bố tìm con mang tính ẩn dụ,  nhằm diễn tả nỗi gian nan và cái giá
     phải  trả  cho sự đoàn tụ;  “Bố tìm  con  ỏ bên  Đức,  bên  Ba  Lan,  và  đi  bộ,  đi xe tìm
     khắp cả Bê-lô-ru-xi-a, mà con ihì lại ỏ U-riu-pin-xcơ’.
         Các đối thoại này được thực hiện theo cách nói của trẻ con, đơn giản, liệt kê,
     kể lể,...  nhưng do bao quát một không gian rộng lớn (từ Đức đến  Ba  Lan đến  Bê-
     lô-ru-xi-a),  kể cả các phương tiện (đi bộ, đi xe) và gợi lên một khoảng thời gian rất
     lâu cho thấy sự kiên trì, gian nan trên hành trình tìm kiếm. Kiểu đối thoại này thoạt
     nghe chỉ là cách  nói dỗ trẻ con,  những  ngẫm kĩ nó vẫn  hàm chứa sự thật (những
     con  người  lạc nhau,  mất  nhau, tìm  nhau,...) trong  đó,  một sự thật  nghiệt ngã  của
     số phận con người trong chiến tranh.


                                                                           399
   395   396   397   398   399   400   401   402   403   404   405