Page 399 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 399

trạng  của  Xô-cô-lốp  khi được Va-ni-a  ôm  hôn:  “Mắt tôi  mờ đi,  cả  người  cũng  run
     lên, hai bàn tay lẩy bẩy... Thế mà tôi vẫn không bị mất tay lái thì cũng kì lạ thật”.
         Dễ  nhận  thấy  các  nhân  vật  của  Xô-cô-lốp  là  những  người  “mau  nước  mắt”.
     Trừ Va-ni-a, trong văn  bản nhân vật nào cũng khóc,  kể cả  người  kể chuyện.  Phải
      chăng  đây là  nét tính cách  nhân vàn thấm  đẫm chất  Nga:  “Bà  chủ  múc xúp  bắp
      cải vào đĩa cho nó, rồi đứng nhìn nó ăn ngấu nghiên mà nước mắt ròng ròng” .  Khi
      nghe cậu  bé  bảo  mọi  người  phải vui lên vì cuộc hạnh  ngộ giữa  nó và  cha  nó, thì
      “bác ta lại càng đầm đìa nước mắt, càng khóc sướt mướt ướt cả vạt áo”.
          Còn đây  là  nước  mắt của  người  chiến  sĩ Hồng  quân  kiên cường:  “Ban  ngày
      bao  giờ tôi  cũng trấn  tĩnh  được  không  hỏ  ra  một tiếng  thở dài,  một  lời  than  vân,
      nhưng  ban  đêm thức giấc thì  cứ đầm  đĩa  nước  mắt...”.  Nưóc  mắt theo Xô-cò-lốp
      vào đến cả trong mơ. Chừng ấy đủ chứng tỏ nỗi đau của  Xô-cô-lốp lớn đến ngần
      nào.
          Chuyện đó xảy ra ngay cả sau khi Xô-cô-lốp nhận làm cha Va-ni-a. Chứng tỏ,
      niềm vui Va-ni-a mang lại,  dẫu  là vô bờ,  nhưng vẫn không xoá  hết được những kí
      ức đau  buồn trong tâm  hồn Xô-cô-lốp.  Anh  như thể sống vối  hai cuộc đời.  Cuộc
      đời  của  một công  dân  binh thường và  cũng  là  cuộc đời  của  một con  người trước
      tạo  hoá,  cuộc đời  kia  là vỏi  những  người  đã  khuất - nơi  hạnh  phúc của  anh từng
      hiện hữu nhưng nay tất cả đều vợi xa. Anh muốn tìm lại, nhưng chỉ có được ở trong
      mơ,  trong  nỗi  đốn  đau  vô  bờ.  Người  đọc dường  như cũng  thổn  thức theo  những
      dòng chữ thấm đầy nước mắt của nhân vật và cũng là của chính tác giả.
          Kể từ khi nhận Va-ni-a làm con, cuộc đời Xô-cô-lốp có nhiều xáo trộn. Tim cho
      MÓ  một mái nhà (đưa về ở cùng mình tại nhà vợ chồng người bạn),  xỏ-cô-lốp cho
      nó ăn, đưa nó đi cắt tóc, tắm rửa cho nó, cho nó ngủ rồi đi mua áo quần cho nó...
      Tất cả những hành động đó được thực hiện với tình yêu thương nồng hậu, hệt như
      tình cảm của  người cha đối với con mình.  Do vậy mà Va-ni-a thực sự xem Xô-cô-
      lỏp  là  người  cha  mất tích từ chiến trường  trỏ về tìm con.  Khi trái tim trẻ thơ được
      sưởi  ấm,  thì  người  sưởi  ấm trái tim  ấy cũng  có  được  khoảnh  khắc  bình  yên. Đây
      chính  là  triết  lí vô  cùng  nhân  đạo  mà  tác  giả  gửi  gắm  trong  tác  phẩm:  “Tôi  ngủ
      chung với nó, và lần đầu tiên, sau bao nhiêu  năm tôi được ngủ một giấc yên lành.
      Nhưng trong đêm cũng  phải dậy đến vài bốn  bận. Tôi thức giấc, thấy nó rúc vào
      nách tôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ, tôi thấy lòng vui không lời nào
      kể xiết!  Tôi không dám trỏ minh để nó khỏi thức giấc nhưng  rồi  không  nén  được,
      tôi ngồi dậy đánh diêm ngắm nhìn nó ngủ...”.
          Một cánh chim  côi  cút,  bơ vơ trong  bão tố cuộc đời  đã có  nơi  neo  đậu.  Một
      tâm hồn hoang hoải, đầy ắp vết sẹo chiến tranh đã tìm được chút an ủi,  bình yên.
      Hơi giá lạnh cuộc đời dần phai  nhạt trong Xô-cõ-lốp: “Ngủ với nó thật không yên,


      398
   394   395   396   397   398   399   400   401   402   403   404