Page 127 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 127

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
                              Ve kêu rừng phách đổ vàng

                       Nhớ em cô gái hái măng một mình
                              Rừng thu trăng rọi hoà bình
                       Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” (Tố Hữu,  Việt Bắc)
          Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc vào tháng  10 năm 1954, khi hòa bình lập lại
      tại miền  Bắc và Trung ương Đảng,  Chính phủ cũng như những người  kháng chiến
      rời chiến khu Việt Bắc trỏ về miền xuôi bắt tay vào xây dựng đất nước.
          Việt Bắc được  làm theo thể lục bát truyền thống,  dưới  dạng  đối  đáp  của  hai
      chủ  thể trữ tình  tượng trưng.  Nhờ sử dụng  hình thức  đối  thoại  này,  tác  phẩm  đã
      mang lại bầu không khí cỏi mỏ chân tình, gần gũi và cho thấy sự cách tân độc đáo
      của tác giả về thể thơ.

          Tác phẩm thể hiện nỗi nhớ tha thiết, tình quân dân mặn nồng và tình cảm sâu
      nặng của tác giả với chiến khu Việt Bắc.

          Bài thơ được  kết cấu  theo  lối  đối đáp quen thuộc trong  câu  ca  dao,  dân  ca.
      Nhưng ở đây không chỉ là lời câu hỏi, lời đáp mà còn là sự hô ứng, đồng vọng của
      cùng một tâm trạng.
          Đoạn thơ gồm  năm câu  lục bát tái hiện lại một cách sinh động,  ám ảnh  nhất
      về cảnh và người Việt Bắc trong hồi ức của người ra đi:
                                    Ta về mình có nhớ ta

                             Ta về ta nhớ những hoa cùng người
          Đây là hai câu thơ mở đầu nhưng nó mang cảm xúc chung cho toàn đoạn.  Ta
      là người ra đi và cũng chính tác giả.  Mình là  người ỏ lại và cũng chính là Việt Bắc.
      “Hoa và  người” là thiên nhiên và con  người Việt Bắc. ở đây, thiên  nhiên  hòa điệu
      với con người trong cảm thức đồng dạng, ngợi ca.
          Tám dòng lục bát còn lại  như là  một bức tranh tứ bình về thiên  nhiên và con
      người nơi đây. Nhà thơ đã miêu tả phong cảnh núi rừng qua bốn mùa,  mỗi mùa là
      một bức tranh thiên thiên có nét đẹp riêng biệt.

          Đầu tiên  là  bức tranh tả cảnh  mùa đông Việt Bắc.  Mùa đông  rừng  biếc xanh
      đột  ngột  bùng  lên  màu  đỏ tươi  của  hoa  chuối  rừng  như những  bó  đuốc thắp  lên
      sáng rực:

                              Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
                       Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
          Vẻ đẹp nên thơ và rưc rỡ của Việt Bắc vào mùa đông gợi trong lòng người đọc
      những rung động sâu xa. Màu xanh của lá rừng, điệp trong màu đỏ của hoa chuối
      và màu vàng nhạt của nắng gợi lên sắc màu tươi tắn như thể đấy không phải màu

      126
   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132