Page 126 - Ngữ Văn Ôn Thi Tốt Nghiệp
P. 126
Tiếng ai tha thiết bén cón
Bàng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi.
Tác giả còn mượn ngay chính hình ảnh và lối so sánh của ca dao để xây dựng
hình tượng thơ của riêng mình:
Mình đi mình lại nhó mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tinh bấy nhiêu.
Như thế, phảng phất trong Việt Bắc là hổn những bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp
đất nước, rất nhiều địa danh được nhắc đến với bao nhiêu chiến công và kỉ niệm
đẹp; những bài ca dao ca ngợi sức sống quật cường của dân tộc (Nhớ khi giặc đến
giặc lùng / Rừng cây núi đà ta cùng đánh Tây); nhưng trên hết là những khúc tâm
tình dạt dào tình cảm luyến lưu khi từ biệt người thân, từ biệt mảnh đất gắn với
nhiều kỉ niệm:
Ai về có nhớ ai không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà.
Các địa danh này đều gắn với những chiến công lẫy lừng của quân dân cách
mạng.
Tình người trong Việt Bắc là tình cảm cụ thể, hướng đến những đối tượng bình
thường, thân thuộc trong cuộc sống. Những đối tượng tuy nhỏ nhoi mà có phần lạ
lẫm với người đọc nhưng lại có giá trị và gắn bó trực tiếp với chủ thể trữ tình. Bằng
cách đưa những hình tượng ấy vào thơ, tác giả giới thiệu và khiến người đọc thêm
yêu nhiều địa danh của Tổ quốc và nhắc nhở họ luôn có trách nhiệm với non
sông, đất nước.
Trên nền ngữ liệu ca dao cổ, Tố Hữu đã giải phóng hình tượng mang lại sức
khái quát cao, thấm đẫm nghĩa tinh. Chất ca dao được vận dụng sáng tạo đã
mang lại chất men say ngọt ngào cho tác phẩm. Chất liệu ca -iao chính là nền
tảng quan trọng cho sự thành công của Việt Bắc.
ĐÀO THỊ THU HẰNG
II- Hình tượng thiên nhiên vả con người Việt Bắc trong đoạn thơ:
‘Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
125