Page 169 - Nghiên Cứu Maketing
P. 169

Chương  7;  Phân lích dữ liệu định lượng                            169

        7.4.  Các kỹ thuật kiểm tra mối quan hệ

        7.4.1.  Tổng quan
             Liên  quan  đến  kiểm  tra  mối  quan  hệ  giữa  các  biến,  có  nhiều

       phương  pháp  được  nhắc  tới.  Trong  đó,  phân  tích  tương  quan  và  hồi
       qui  luyến  tính  là 2  kỳ  thuật hay  được  nhắc  tới  khi  xử  lý  dừ  liệu  với
        SPSS.  Hồi  quy  và  tương  quan  khác  nhau  về  mục  đích  và  kỹ  thuật.
        Phân tích tương quan trước hết  là đo mức độ kết hợp tuyến tính giữa

       các biến. Ví dụ: mức độ quan hệ sự hài  lòng của khách hàng và ý dịnh
       quay  trở lại  sử dụng dịch  vụ của nhà cung  cấp.  Nhưng  phân  tích  hồi
       quy  lại  ước  lượng hoặc  dự báo một biến  (biến  phụ  thuộc)  trên  cơ sở
       giá trị  đã cho  của các  biến  khác  (biến  độc  lập).  Ví  dụ,  phân  lích  hồi
        quy  cho  phép  trả  lời  câu  hỏi;  liệu  sự hài  lòng  của khách  hàng  (biến
        phụ  thuộc)  bị  tác  động  ra  sao  bởi  liên  tưởng  về  doanh  nghiệp  mà

        khách hàng có.
             về kỳ thuật, trong phân tích hồi quy các biến không có tính chất

        đối xứng.  Biến phụ thuộc  là đại  lượng ngẫu nhiên. Các biến giải thích
       giá  trị  của  chúng  (biến  độc  lập)  đã  được  xác  định.  Trong  phân  tích
       tương quan  không  có  sự phân  biệt giữa  các  biến,  chủng  có  tính  chất

        đối  xứng.  Tóm  lại,  khi  sử dụng  hồi  quy thì  tương  quan  phải  có (hay
        nói cách khác, tương quan là điều kiện để hồi quy), còn tương quan thì
        chưa chắc đã hồi quy.

        7.4.2.  Phân tích tương quan giữa haì biển nghiên cứu

             Khi  phân lích  mối  liên  hệ giữa 2  biến định  lượng thì  một trong
        các phương pháp phô biến được sử dụng, đó là phân tích tương quan.

        Trong môn học này, với việc sử dụng dữ liệu định lượng sử dụng phần
        mềm SPSS, chúng tôi chỉ đề cập tới phân tích tương quan tuyến tính.

             Mục  tiêu  của  phân  tích  tương  quan  là  đo  lường  cường  độ  của
        mối  quan  hệ  giữa 2  biến  (giả  sử  là X  và Y).  Trong  phân  tích  tương
   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174