Page 16 - Nghệ Thuật Bán Hàng Cá Nhân
P. 16

NQHệ THUẬ7 m  HÀNQ CÁ NHÂN


      sinh viên được đào tạo và làm những việc kinh doanh khác. Tựu
      trung  lại,  tính  hấp dẫn  của nghề  bán  hàng  được  thể  hiện  trên
      một số điểm sau đây:  (1) Sự khen thưởng về tài chính mà biểu
      hiện cụ thể là có được mức lương hấp đẫn (2) Sự đa dạng và do
      đó là sự quan tâm và hứng thú thường  xuyên trong  hoạt động
      của  người  bán  hàng  (tránh  được  sự nhàm  chán  mà  người  lao
      động  thường  gặp  phải  trong  một  số  nghề  khác)  (3)  Tạo  cho
      người bán hàng có cơ hội chứng tỏ khả năng cá nhân và tạo ra
      môi trưòmg tuyệt vời cho những ai ưa hoạt động, đổi mới, sáng
      tạo và ưa thích tính độc lập.
          Thứ đến,  về  vai  trò  là  một  hoạt  động  nền  tảng,  một  nấc
      thang cơ bản để dẫn đến các chức vụ quản trị, theo những kết
      quả điều tra cho thấy, trong số 1700 quản trị viên cao cấp thuộc
      các công ty, được xếp loại trong Portune 500 thì 31,2% trong số
      họ đã trải qua phần lớn thời gian làm việc trong nghề bán hàng/
      marketing*. Một bằng chứng khác là Qiủ tịch hoặc Tổng giám
      đốc  của nhiều công ty  bắt đầu  làm  việc  như những  nhân  viên
      chào hàng, điển  hình  là Chủ  tịch  Hội đồng  Quản  trị  của hãng
      kinh doanh máy tính nổi tiếng với thương hiệu DELL của Mỹ.
      Một cách khái quát nhất có thể thấy, một trong những lý do làm
      cho rất nhiều quản trị viên cao cấp xuất thân từ nghề bán hàng là
      các  đại  diện  thương  mại  thành  công  được  huấn  luyện để  giao
      thiệp và thuyết phục. Họ hiểu rằng để thành công cần phải quan
      hệ với khách hàng mỗi ngày. Những kỹ năng của họ được tích
      luỹ trong  suốt quá trình bán hàng tiếp tục được  duy trì khi họ
      tiến lên bậc thang doanh nghiệp, mang lại cho họ nhiều cơ hội
      thăng tiến.




      ' lames. M. Comer, Quản trị bán hàng, NXB Thống kê,  1995, trang 61.


      18
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21