Page 187 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 187
- Nguồn di sản hữu thể (đền tổ nghề).
- Nguồn di sản vô thể (văn thơ, ca dao, vè...).
- Khuyến nghị (xem phần III). Có ỉẽ khuyến nghị lớn
nhất sẽ là: hãy tập hợp lại và cứu trợ khẩn cấp những bậc
tài hoa thủ công hiện đang có nguy cơ mai một. Hãy sản
xuất những mặt hàng cao cấp biểu thị tài hoff nghệ thuật.
Và nhà nước cùng với các công ty... phải là những Mạnh
Thường Quân và chủ bao mua sản phẩm “hàng chợ” để
giúp nghề tồn tại và phát triển.
Cần suy nghĩ lại về việc tổ chức các cuộc đấu xảo thi
tay nghề... Học tập và làm tốt hơn để biểu thị tính ưu việt
của chế độ XHCN hiện nay.
• •
Cần hàng đàu: tư liệu - tư liệu - tư liệu, các loại (ảnh
chụp, bản vẽ, bản đồ, sơ đồ, photocopi các tài liệu gốc ở
địa phương...) Không nên chỉ nghĩ đến việc viết 1-2 cuốn
sách là xong chuyện.
III. NHỮNG KẾT LUẬN, NHỮNG KHUYÉN
NGHỊ CẢN ĐỀ XUẤT
1.1 Chỉ tính riêng vùng Hà Đông cũ đã có trên 100
nghề thủ công, bao quát mọi lĩnh vực cơ bản của cuộc
sống vật chất và thưởng thức cái đẹp của người Việt Nam.
Nếu cộng thêm vào đó mấy trăm nghề của các vùng nghề
cả nước, ta sẽ thấy Việt Nam quả là một nước có trữ lượng
di sản văn hóa thủ công (cỏ học giả UNESCO gọi là “hàm
lượng văn hóa”) rất lớn, xứng đáng là một miền văn hóa
193