Page 185 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 185
GUỐC QUẾ HUYỀN TRÂN (Quảng Nam - Đà Nằng)
chẳng hạn và tái tạo của cộng đồng. UNESCO xếp vào
văn hóa di sản vô thể: âm nhạc, múa, truyền thống truyền
khẩu, ngôn ngữ, thần thoại (huyền thoại, huyền tích), nghi
thức (nghi lễ - ritual), phong tục tập quán, tư thế, tư thái
(gesture), y dược truyền thống, bếp núc, nấu nướng, lễ hội,
bí quyết (know how), thủ công nghiệp...
Vậy phải đặt làng nghề vùng nghề vào context (khung
cảnh) không gian văn hóa với mọi biểu hiện trên. Điều
đó có nghĩa là các học giả và các cộng sự khi đi thăm hỏi
LÀNG - VÙNG - NGHỀ cần tìm hiểu mô tả thống kê mọi
di sản văn hóa hữu thể và vô thể ở các làng đó: chùa, đình
- đền - quán - văn chỉ - lăng - mộ... Lễ hội (như “Rã la”
trong câu ca:
Bơi Đăm, rước Giá, hội Thày
Vui thì vui vậy chằng tầy rã La
Sắc thái ngôn từ, phong vị làng quê, nghề lang vườn
(La Phù có thuốc bó gãy xương...), huyền tích Mụ trời,
huyền tích Tam Thánh và chùa Tổng - chùa Múa, chùa
Vằn - Ngải Cầu, sự tích các vị tổ sư nghề The - La (bia ở
đình La Khê) sự tích bia Bà (bà Chúa Mạc - con gái Trần
Chân ), thờ tổ sư nghề chạm bạc Đồng Sâm (có ,bia Chính
Hòa 10 - 1689 ), đền thờ bà tổ (Bà Triều ), nghề súc sầm
Sơn (Triều Dương )... Tất nhiên khung cảnh văn hóa này
phải được đặt trong khung cảnh tự nhiên (không văn hóa)
khung cảnh xã hội (tham khảo Trần Từ: Cơ cẩu tể chức
của làng Việt cổ truyền).
191