Page 190 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 190
- Sự “thờ ơ” của thế hệ trẻ với di sản truyền thống cha
ông; bỏ làng, bỏ nghề truyền thống, ra tinh lao vào các dịch
vụ khác; không thích dùng hàng thủ công truyền thống,
thích dùng hàng ngoại hay dùng hàng nội hóa nhưng phải
theo “mô đen” ngoại quốc (“tủ tường” mà không “tủ chùa”,
salon “hiện đại”, y phục Tây phương.. .)•
2.2. Nguy cơ suy thoái hiện rõ khi các nghệ nhân thủ
công già không có lớp cháu - con kế tiếp truyền nghề, và
với thời “làm ăn theo kinh tế thị trường” hay trước đỏ do
đói kém, thiếu thốn nhu cầu kiếm sổng vượt lên trên nhu
cầu “nhất nghệ tinh”: nghệ nhân nghĩ đến tiền mỗi lúc
càng nhiều hơn nghĩ đến chất lượng, họ bồ vùng văn hóa
truyền thống của tổ tiên để ra đi (đi Sài Gòn chẳng hạn ),
tìm nơi kinh tế thịnh vượng có nhu cầu tiêu thụ hàng thủ
công cao cấp. Sự tước đoạt và xuất khẩu lậu các sản phẩm
vãn hóa thủ công truyền thống dưới dạng “đồ cổ”, kể cả
tượng Phật...
Làm sao để nghệ nhân và làng nghề truyền thống khôi
phục được lòng tự hào nghề nghiệp:
- “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh ”
- Làng tôi công nghệ đâu bằng
- Là làng... (T.K) ở gần... (TX)...
Từ đó mà nêu ra những đề xuất (Recommendation)
[s]), những khuyến nghị (Advese[s]) cho các nhà lãnh đạo
kinh tế - chính trị - xã hội ở các cấp, về những viễn tường
(Perspectives) của các nghề - làng nghề thủ công truyền
thống các vùng văn hóa.
1 9 6