Page 188 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 188
làng nghề ở cửa ngõ Nam Trung Hoa, Bắc Đông Nam Á
ngàn năm văn hiến.
1.2 Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ một làng nghề và một
nghề cụ thể (ví dụ khảm trai Chuyên Mỹ - Ba Mỗ) với
trọng tâm là một - hai làng nghề (dệt lụa là gấm vóc chẳng
hạn và gắn với nó là nghề tằm tang):
- Ta hiểu thêm được gì về nghề truyền thống “khéo tay
hay làm” của người Việt và đóng góp của các vùng văn hỏa
địa phương vào tinh hoa truyền thống Thủ Đô - Đô Thị:
“Khéo léo tay nghề, đất lề Ke Chợ”.
- Ta hiểu thêm được gì về tác động văn hóa qua lại giữa
các vùng văn hóa Kẻ Chợ - đô thị và các vùng văn hóa
Đông - Bắc - Đoài - Nam ? Nói hẹp hơn là tác động qua lại
giữa nghề thu công truyền thống làng này với thị trường
thủ đô Hà Nội và các đô thị cả nước?
- Ta hiểu thêm được gì về sự hấp thụ những nhân tố văn
hóa ngoại sinh (Chăm, Hoa, Ấn) vào cơ tầng văn hóa thủ
công bản địa?
1.3. Nếu coi các sản phẩm thủ công chất lượng cao là
những thành tựu/ sản phẩm văn hóa hữu thể, thì các yếu
quyết (know- how) nghệ nghiệp phải được coi là một di
sản văn hóa vổ thể, có thể được truyền đạt cho và biến đổi
bởi các thế hệ sau (nghệ nhân già - tài năng trẻ).
Lý tưởng của việc nghiên cứu và phục hồi ngành nghề
thủ công truyền thống là tìm ra và hữu thể hóa (bằng bản
vẽ, ảnh chụp, vidio, tape...) những yếu quyết kỹ năng
194