Page 183 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 183
cư) Hoa. 10 họ Hoa mang thêm nghề dệt gấm vóc đến
vùng này
Do đó phải giải thích Mỗ - La và sự hưng khởi của vùng
“làng nghề - làng văn” này như một kết quả tốt đẹp của liên
tác động văn hóa (cultural interactions) và tiếp xúc biến
đồi, giao thoa văn hóa (Acclturation) Việt - Chăm - Hoa
(trên tảng nền Việt) ở một vùng trù phú xanh ngắt ngàn dâu
đôi bờ sông Nhuệ sông La.
Khi đi điền dã trở lại vùng “Bẩy La - Ba Mỗ” các nhà
nghiên cứu và các cộng sự còn phát hiện được nhiều điều
hay ho hơn nữa qua các bia đá, bia miệng và thư tịch cổ
(phả ký các dòng họ vùng này). Ở các làng - vùng thủ công
khác (Bưởi - Vó Sơn Đồng, Đơ, Hới, Cát Đằng, Ngũ Hành
Sơn, Kim Bồng, cần Đước, Cây Mai...) cũng vậy
2. Cũng là khung cảnh môi trường với không gỉ an, thời
gian 4 chiều (Four dimensional spatianl - temporel) của
chúng thì có:
a) Môi trường không văn hóa (vị thế, núi sông... như
đã nói trên ), nói giản dị là môi trường tự nhiên.
b) Môi trường văn hỏa
c) Quan hệ nhiều chiều tương tác giữa tự nhiên và
văn hóa.
Nay nói đến điểm b): cần đặt làng - nghề, vùng - nghề,
nghề thủ công trong bối cảnh tổng thể di sản văn hóa dân
tộc - dân gian của làng 7 vùng này.
189