Page 179 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 179
II. NỘI DƯNG CÔNG VIỆC
Từ đó, cần nắm vững và mô tả Context (bối cảnh, vị thế
địa lý, môi trường bao quanh) của một làng hay một vùng
nghề. Không có context, không có bất cứ cái gì.
Nói cho cùng nghiên cứu bất cứ một đối tượng nào cũng
cần qui chiểu nó vào không gian và thời gian hay Hệ quì
chiếu không - thời gian liên tục kiểu A.Einstein. cần trả lời
hai câu hỏi:
- Làng, vùng ấy ở đâu? (Where)
- Làng vùng ấy ra đời từ bao giờ (When)
Tiếp đó là: Nghề ấy có từ bao giờ?
♦
- Làng, vùng ấy sản xuất cái gì (What)
Vì sao lại chính là cái ấy, mặt hàng ấy?
(vùng sà cừ, vùng dâu tằm...) (Why)
- Làng, vùng ấy sản xuất mặt hàng ấy như thế nào?
(nguồn nguyên liệu, qui trình công nghệ (Technology)
năng lượng vận hành (cơ bắp, gió, lửa, nước...), thiết bị
(equipment), các quá trình kinh tế, tổ chức xã hội (đơn
vị sản xuất, cơ cấu xã hội) của ngành nghề, ý -thức, tín
ngưỡng, quanh việc hành nghề (thờ tổ sư?) lịch lễ bái,
lễ hội trình nghề, các nguồn Folklore và nguồn thư tịch,
bia văn, phả ký...) quanh nghề này, cơ cấu quyền lực
của ngành nghề này (How) (Ai quản lý? Quản lý như
thế nào?)
185