Page 176 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 176
- Liên kết về hành chỉnh:
Có một số làng “nhất xã nhất thôn”, làng (cộng đồng
dân cư, tự nhiên) cũng là xã (đơn vị hành chính của một
chính quyền dựa trên nguyên tắc “tập trung”, như chính
quyền tập trung quân chủ hay như chính quyền tập trung
dân chủ). Song có rất nhiều làng chỉ là một thành tố của
một cơ cấu xã (nhất xã, nhị, tam, tớ, ... thất bát thôn). Lại
còn thấy rõ nhất là cuối Lê đầu Nguyễn, một cơ cấu cũng
là hành chính mà gàn như không có “cơ chế” (bộ máy),
đó là Tổng, bao gồm một số xã và do đó một số bằng hay
cao hơn thế gồm một số làng. Do vậy mà ở Bắc Bộ cũng
như ở những vùng khác còn có các dỉ sản văn hóa hữu thể
(tangible) là đình ba chạ, chùa ba chạ, đình hàng Tổng,
chùa hàng Tổng (chùa Tổng ở La Phù chẳng hạn), văn chỉ
hàng Tổng...
- Liên kết về xã hội: ở vùng cổ Loa Đông Ngàn “Ba
làng Quậy, bẩy làng Rỗ/Lỗ”, ở vùng Yên Phong Bắc Ninh
cũ: “ Ba làng Mịn, chín làng chờ”, ở vùng Thanh Oai “ Bẩy
làng La, ba làng sốm”... Nguyên nhân có nhiều: Từ một
(Cổ Sở) do áp lực dân số mà tách làm haỉ (Yên Sở, Đắc
Sở) làm ba làm bốn (Kẻ Mơ, cổ Mai) tách thành Tương
Mai, Hoàng Mai rồi Bạch Mai, Mai Động, Mai Động lại
tách ra Mai Động (chính) và Mơ Táo (Mai Động nhỏ). Thế
nghĩa là:
- Có kết cấu đôi:
- Làng Bầu (to) - Làng Bỏi (nhỏ).
182