Page 173 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 173
Phân như thế là để chiểu theo một tư duy phân tích ít
nhiều duy lý của khoa học “cổ điển”. Chứ trên thực tế, có
mấy làng là làng chuyên trồng ứọt, chuyên buôn bán hay
chuyên nghề thủ công? Thủ công nghiệp các loại cũng như
Tiểu thương nghiệp - với mạng lưới Chợ Quê luôn là người
bạn đường của các nhà tiểu nông.
Nói không ngoa, một người tiểu nông Việt - đàn ông và
đàn bà - thường đồng thời là một người tiểu thủ công (đan
rổ rá, đó lờ, lưới vó, dệt vải lụa, đan nón, vặn thừng chão
v.v...) đồng thời là một tiểu thương (“chạy chợ”, “đòn
gánh trên vai” v.v...) Một làng quê bình thường đất Việt
dân chuyên sống chính về việc làm ruộng, làm vườn, làm
đậu, đan lát v.v... và ở một số vùng, một làng hay một vài
làng lân cận cũng có một chợ quê, chợ nhỏ chiều hôm sớm
mai hay chợ có qui định các ngày phiên theo lịch ta (hay
nay giới trẻ gọi là lịch dưới, gọi là âm lịch thì không hoàn
toàn đúng).
4. Do vậy, gọi làng nghề, làng buôn... là hoàn toàn theo
qui ước. Định nghĩa một làng buôn, làng nghề có thể làm
như sau:
a. Gọi là một làng buôn (như Hạ Bằng, Đồng kỵ...) là
làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nhưng
đã xuất hiện một tầng lớp thương nhân ít nhiều chuyên
nghiệp, chuyên tâm và sống chủ yếu bằng nghề buôn bán,
không chỉ loanh quanh trong làng, vùng mà đã triển khai
179