Page 175 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 175
Thực ra theo những nghiên cứu mới nhất ( 1994,1995...)
các “công xã Ẩn Độ”, Đông Nam Á và châu Á nói chung
đều không hoàn toàn khép kín.
Kín: Với một địa vực nhất định bao gồm Điền (ruộng
ngoài đồng) và Thổ (đất trong làng ), lúc đầu là ruộng đất
công rồi tư hữu hóa dàn dần song vẫn còn một bộ phận
ruộng đất công.
Kín: Với một Hương ước nhất đinh, ỉệ làng nhất định do
dân trong làng qui định với nhau và phải tuân thủ chặt chẽ.
Kín: Với một qui chế chặt chẽ về dân làng (nội tịch) và
dân ngụ cư (ngoại tịch) nhiều khi rất khắt khe về quyền
lợi và nghĩa vụ (Qui chế ngụ cư ba đời mới trở thành Dân
lang).
Kín: Với một lũy tre làng và cổng làng đóng chặt về ban
đêm, có tuần đinh canh giữ...
Song cổng làng cũng là mở, suốt ban ngày, dù dân làng
vẫn cảnh giác với những người “lạ mặt” vào làng.
Nhiều làng ven sông cũng làm mở, mở xuống bến sông,
mở ra đường cái (làng ven đường)...
Làng cũng là mở với chợ quê, chợ búa (bến) để có quan
hệ buôn bán đổi chác vói làng chài: Nhiều làng chài có
thể là một xóm, một thôn của làng trên đất liền, làng trong
đê nhưng có thể có mộư vài xóm bãi; làng trong lũy song
có thể có một/vài xóm bãi; làng trong lũy song có thể có
một /vài trại ngoài, và hiếm có làng Việt ở châu thổ nào lại
không có sự gắn kết với một vài làng khác ở xung quanh
181