Page 174 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 174
việc buôn bán đường dài (long - distance trade ), khai thác
tiếp thị các thị trường lớn trong nước (Hà Nội, Sài Gòr
cũ...) và bước đầu tiếp thị với cả nước ngoài. Lớp thương
nhân này cổ mặt từ miền núi đến miền xuôi, từ Bắc chí
Nam và ít nhiều đã nồi danh “dân biết mặt, nước biết tên”
là dân Hạ Bằng, Đồng Kỵ, Đình Bảng...
b. Gọi là một Làng nghề (như Chuôn, La, Mỗ, Bưởi,
Bát Tràng...) là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt, chăn nuôi
và nhiều nghề phụ... song đã nổi trội một nghề cổ truyền,
tinh xảo, với một lớp thự thủ công ít nhiều chuyên nghiệp,
có phường, có ông trùm, phó cả... với một cơ cấu tổ chức
nào đó, chuyên tâm và có thể sống chủ yếu bàng nghề đó,
và mặt hàng thù công của họ đã là sản phẩm hàng hóa, có
quan hệ tiếp thị với một thị trường, là vùng rộng, đô thị, thủ
đô hay/và cả nước ngoài: Làng Gốm Bát Tràng, Thổ Hà,
Phù Lãng bên Xứ Bắc chẳng hạn, làng lụa Vạn Phúc, làng
Đơ Thao Triều Khúc ở ngoại thị Hà Đông, làng Bưởi - Vó
đúc gò đồng Hà Bắc chẳng hạn... Những làng ấy ít nhiều
đã nổi danh từ lâu (có 1 quá khứ) dân biết mặt nước biết
tên, tên tuổi đã đi vào ca dao, tục ngữ, truyền thống dân
gian... Trở thành Di sản văn hóa dãn gian.
5. Khác với các “Công xã Ấn Độ” khép kín thành
những “bầu trời riêng” theo nhận xét của C.Mác, làng
Việt cổ truyền thuộc loại hình “công xã nông thông” nửa
kín nửa hở.
1 8 0