Page 145 - Một Số Phong Tục Tập Quán
P. 145
thức tỉnh, đã đưa con người ấy vào đêm xoang. Và
đêm xoang Tây Nguyên bắt đầu... rộn ràng, ngây
ngất và bất tận... Suy cho cùng, cái gốíc của mọi
nền văn hóa, cuối cùng vẫn là con người. Không có
con người với thói quen đánh chiêng đã ăn sâu vào
đòi sông xã hội, đưỢc mọi người công nhận làm
theo thì cồng chiêng cũng chỉ là một khối đồng
lạnh ngắt. Phải nói rằng, cả Tây Nguyên - tròi đất
và con người - cùng cuộc sông nơi đây đã tạo nên
không gian văn hóa. Nói đến không gian văn hóa
cồng chiêng, thì cồng chiêng chỉ là một điểm nhấn
mà thôi.
Trước hết nói về tên gọi. Người Tây Nguyên
quen gọi chiêng có núm là mồng mà ta quen gọi là
cồng, chiêng có mặt phẳng như mặt trống là
chiêng. Cái để phân biệt cồng và chiêng chính là
cái núm căng tròn nằm chính giữa mặt chiêng.
Cồng chiêng gắn bó máu thịt vói người Tây
Nguyên, là niềm tự hào bất tận của người Tây
Nguyên. Nhưng một điều mà tôi vô cùng kinh ngạc
là quê sinh của cồng chiêng không phải là vùng
đất ba-zan nổi tiếng này. Người Tây Nguyên kể
rằng: Chiêng từ nhiều miền quê đã băng đèo Mang
Yang, đèo An Khê, đèo Tô-na (biến âm từ Toong Ầ
trong tiếng Jrai, có nghĩa là vực nưóc của con quạ)
đến với Tây Nguyên. Cũng như người Tây Nguyên
đấy thôi. Họ đến từ nhiều miền, mang theo nhiều
tiếng nói, mang theo nhiều tập quán và phong tục.
Trong hành trang tinh thần của họ, có biểu tượng
144