Page 41 - Máy Và Thiết Bị Lạnh
P. 41
còn gây hiệu ứng làm nóng địa cầu, phá hủy môi sinh. Nhưng tùy theo thành phần
hóa học mà mức độ phá hủy Ôzôn và gây hiệu ứng kích cao thấp khác nhau. Chính
vì lẽ đó ngày nay người ta còn gọi các freôn theo thành phần hóa học. Căn cứ vào
tên gọi người ta biết được mức độ nguy hiểm của chúng đối với môi trường đến đâu :
- CFC là các chất nguy hiểm nhất kể cả đối với tầng ôzôn và hiệu ứng nhà kính.
Thành phẩn hđa học chỉ gồm clo, flo và carbon như freôn 11,12,13,113... các chất này
đứng đấu danh sách các chất bị cấm. Các chất này đổng thời được gọi là các chất phá
hủy ôzôn ODS (Ozôn Depletion Substances).
- HCFC là các chất ít nguy hiểm hơn. Ngoài thành phấn clo, flo chúng có chứa
1 hoặc nhiều nguyên tử hyđro. Chính thành phẩn hyđrô làm cho chúng bị phân hủy
nhanh và khả năng phá hủy ôzôn giảm. Tuy nhiên các chất này vẫn gây hiệu ứng nhà
kính cao. Tùy theo tính chất cụ thê’ của từng môi chất, chúng có thể được lựa chọn
làm môi chất quá độ cho đến năm 2020 - 2030.
Đại diện tiêu biểu là íreôn 22 (HCFC 22) và 123 (HFC 123).
- HFC là các chất không phá hủy tẩng ôzôn, nhưng vẫn gây hiệu ứng nhà kính.
Các chất này được coi là môi chất lạnh tương lai. Do có hiệu ứng nhà kính nên nhiều
nhà khoa học dự đoán là chúng cũng sẽ bị thay thế trong tương lai xa. Đại diện cho
các chất này là freôn R134a hay HFC 134a.
Chính vì các halocarbon (CFC, HCFC, HFC) đều cd ít nhiều nhược điểm tác động
đến môi trường nên các nhà khoa học đang cđ xu hướng quay trở về với các môi chất
tự nhiên như hyđrôcarbon (propan, butan, izobutan), amoniăc, carbon...
Để đánh giá khả năng phá hủy Ôzôn và hiệu ứng nhà kính của từng môi chất
người ta sử dụng các chỉ số sau :
- ODP (Ozon Depletion Potential) là chỉ số phá hủy ozôn và
- GWP (Global W arming Potential) là chỉ số làm nóng địa cầu hoặc
- GE (Greenhouse Effect) hiệu ứng nhà kính, lấy ODP của CFC11 bàng 1 và GWP
của CFC11 bằng 1.
Ngoài R134a các nhà khoa học đang chịu bó tay không tim ra được các chất (đơn
chất) thay thế phù hợp do đo' họ đành tìm giải pháp là hòa trộn các chất khác nhau
đê’ được các hỗn hợp có các tính chất gần giống những CFC cần thay thế.
Một loạt các hỗn hợp không đồng sôi như R404A/B, R409A/B... đã được giới thiệu
tỷ mỷ trong tài liệu [3].
2.1.5. An toàn mồi chất lạnh
An toàn môi chất lạnh nói riêng và an toàn hệ thống lạnh nđi chung là những
đòi hỏi về thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành bảo đảm an toàn cho máy, thiết bị
và hệ thống lạnh nhằm giảm đến mức thấp nhất những nguy hiểm đối với người và
tài sản. Những nguy hiểm đó gây ra chủ yếu từ các đặc tính lý hóa của môi chất
lạnh, đặc biệt là áp suất và nhiệt độ của môi chất trong chu trình lạnh. Cần phải
quan tâm thích đáng đến các vấn đề đtí như :
- Nổ vỡ thiết bị và nguy hiểm do các mảnh kim loại gây ra ;
- Rò rỉ môi chất lạnh do vết nứt vỡ hoặc do vận hành sai khi chạy, sửa chữa
hoặc khi nạp ;
- Cháy nổ môi chất rò ri dẫn đến các tai nạn cháy nổ.
6.MAYVÁTBLẠNHA 41