Page 55 - Lý Thường Kiệt
P. 55
BẠI CHIÊM-PHÁ TỐNG
Dung húy đời Mạc, đã bị đổi ra chữ Khách, tự dạng gần nhau. Vào khỏi cửa, có một
vùng rất lớn, nay gọi là phá Hà Trung, thông với sông Hương, và phá Tam Giang. 3.
" VSL chép B. Ng. Nhưng tháng 3 năm K. Zu không có ngày ấy. Chữ Ngọ và chữ Tý
gần giống nhau; vả lại tháng 3 lại có ngày B. Ty, mà ngày B. Ty này lại cách ngày tới cửa
Tư Dung (C. Ng) sáu ngày. Vậy theo lịch, cũng như theo hành trình, ta có thể chữa chữ
Ngọ ra chữ Tý một cách hợp lý. 3.
Nay còn một vài sách chép nhật trình đi từ Thăng Long đến các cửa bể miền nam.
Góp nhặt lại, ta có thể kê ra như sau:
Từ Thăng Long đến cửa Đại An: 1 ngày (Lý Thái Tông đánh Chiêm. TT).
Từ cửa Đại An đến cửa Hội ở Nghệ An: 3 ngày (Lê Cảnh Hưng. PBTL).
Từ cửa Hội đến Nam Giới (cửa Sót): 1 ngày nếu đi đường bể (PBTL).
Từ cửa Sót đến cửa Nhật Lệ: 3 ngày. (PBTL).
Từ cửa Nhật Lệ đến cửa Tư Dung: 3 ngày (PBTL. Sách này chi chép hải trình đến cửa
z -
Châu o, chó giáp giới hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi).
Từ cửa Tư Dung đến cửa Châu ổ: 4 ngày.
Từ cửa Châu ổ đến cửa Nước Mặn (cửa Thi Nại); 3 ngày (theo sách C àn khôn N h ấ t lãm
của Phạm Đình Hổ chép hải trình năm M. Tu, 1778, của quan đốc thị Nguyễn Thưởng).
Cộng hai đoạn sau, để so sánh với hải trình đời Lý Thánh Tông, ta thấy: từ cửa Tư Dung
đến cửa Thi Nại mất 7 ngày.
Hải trình trên chi hợp với khi thuận gió, thuyền đi ban ngày theo ven bể mà thôi.
Sách T hiên N a m tứ ch í lộ đ ồ, đời Lê, chép rằng: thuyền vượt qua bể, đi cả đêm ngày,
nếu thuận gió bắc (mùa đông và mùa xuân), thì hành trình như sau: từ cửa Lạc (phía bắc
cửa Đại An), đi nửa ngày đến Biện Sơn (một đảo gần chỗ giáp giới Thanh và Nghệ), rồi
đi nửa ngày đến cửa Hội Thống (cửa Hội ở Nghệ An); rồi đi 1 ngày đến cửa Bố Chính
(sông Gianh); rồi đi 1 ngày đến cửa Tư Khách (Tư Dung, phía nam Thuận Hóa); rồi đi 1
ngày đến Đại Chiêm (phía đông thành Quảng Nam); rồi đi 1 ngày đến cửa Ô Lộ (?); rồi
đến cửa Phố Đại (?) thuộc Chiêm.
So sánh hành trình này với hành trình Lý Thánh Tông, ta thấy rằng Lý Thánh Tông
đã đi theo ven bể. Dọc đường chắc có dừng nghỉ nhiều.
Sách TS (quyển 489) nói: thuyền thuận gió, đi từ Chiêm Thành đến Giao Châu mất 2
ngày. Chắc là nói đi từ hải phận Chiêm đến cửa cực nam của Giao Chi, tức là cửa Nam
Giới. 3.
Dấu tích thành Vijaya, nay còn, và chắc chắn là nhận được. Ầy là thành Trà Bàn
trong sử chiến tranh giữa hai họ Nguyễn; Thuận Hóa và Tây Sơn. Trà Bàn là kinh đô của
vua Thái Đức, tức Nguyễn Nhạc. Võ Tánh tự thiêu trong thành. Nay có mộ và đền trong
thành.
Sách TNTCĐ có vẽ bản đồ thành, và chú thích: "Xã Phú Đa xưa có thành xây bằng
gạch, tên là Trà Bàn (sách ta đều chép lầm ra Đồ Bàn, vì hai chữ T rà là chè và Đồ là một
thứ rau đắng rất giống nhau). Thành vuông, mỗi bề dài một dặm. Có bốn cửa. Trong có
61