Page 303 - Lý Thường Kiệt
P. 303

LÝ THƯỜNG KIỆT


           Bấy giờ vào tháng 11 (theo VSL, còn TT nói tháng 3, và VĐUL nói mùa thu), vua Lý
        Nhân  Tông dạo chơi hồ Dâm  Đàm  (Hồ Tây) xem đánh cá.  Vua  cưỡi một chiếc  thuyền
        chài, có tên Mục Thận, người phường Tây Hồ (ở trên bờ bắc hồ), đứng đầu mũi, bủa lưới.
        Lúc thuyền ra đến giữa hồ, thình lình mù lên đen tối. Nhìn xung quanh không thấy rõ.
        Bỗng nghe tiếng thuyền chèo vụt vụt, lướt qua mù tới thuyền vua. Qua mù, ai cũng nhìn
        thấy trong thuyền ấy có một con hổ lớn đang nhe răng như muốn cắn. Vua sợ lắm. Mục
        Thận thấy vậy củng kêu nguy cấp. sẵn lưới ở tay, Thận ném vào thuyền kia, bắt được
        hổ. Thì lại hóa ra Lê Văn Thịnh!
           Vua sai lấy dây sắt trói vào cũi mà giam. Nhưng nghĩ rằng Văn Thịnh là một đại thần,
        từng có công to, vua không nỡ giết (TT).  Bèn sai đày lên ở một trại ở thượng lưu  sông
        Lương (theo VSL; còn TT và VĐUL đều nói sông Thao).
           Chuyện trên này tiêu biểu cho sự mê tín có ảnh hưởng lớn đến chính trị ở triều Lý.
        Sử còn cho biết nhiều chuyện chứng rằng Nhân Tông, cũng như các vua Lý về sau, rất
        tin ảo thuật, và có thần kinh dễ cảm xúc. Cho nên, chỉ vì một việc xảy ra rất thường, mà
        Văn Thịnh suýt bị chết, về tháng 11, trận mù thình lình tới trên hồ, đó là một sự thường
        có. Nhưng với tâm thần hay bị xúc cảm của vua Lý, khi thấy trời tối mà mình còn ở trên
        mặt nước, thì vua đâm ra hoảng hốt. Có lẽ Văn Thịnh, cũng vì thấy trời tối, mà vội vã sai
        chèo  thuyền gấp tới để hộ vua về.  Ngồi trong thuyền bị trùng triềng không vững. Văn
        Thịnh phải ngồi khom mình, tay chống vào thuyền cho vững. Hình dáng trông như con
        hổ. Một mặt khác, có lẽ Văn Thịnh cũng tin vào các thuật, và có tiếng sẵn là đã học được
        phép hóa hổ. Cho nên, kẻ trông thấy hình con hổ trong thuyền lại càng nghi cho y muốn
        hại vua.
           Cũng may cho y. Tuy vua tin dị đoan, nhưng đạo Phật đã gieo mối từ tâm, cho nên
        Văn Thịnh không bị tru di tam tộc như Nguyễn Trãi đời sau. Các nhà bình luận phái nho
        ở đời sau, như Ngô Sĩ Liên, còn trách rằng: "Nhân thần mà mưu giết vua cướp ngôi, thế
        mà còn tha tội. Làm sai hình chính như vậy; ấy bời vì lỗi vua quá sùng Phật".
           Sau đó, Mục Thận được ban chức đô úy tướng quân, và đất Tây Hồ làm thực ấp (TT).
        Mục Thận làm quan đến chức phụ quốc tướng quân.  Sau  khi mất, được tặng  hàm thái
        úy, và  được vua sai lập đền ở phường nhà.  Đền ấy nay vẫn còn.  Sách VĐUL còn chép
        thêm rằng cạnh đền có một cổ thụ rất to, hình dáng cong queo, như thân con rắn lớn.
        Cành lá thưa  thớt,  trong thân có lỗ. Trong lỗ có con  trăn làm  tổ.  Ngày sóc vọng<‘>,  trăn
        vào đền, khoanh thành mấy vòng, nằm chầu.
           CHUYỆN  TRÂU  TRÈO  MUỗM.  Lê  V ãn  là  một  tên  lính  ở  giáp  cổ  Hoằng  (thuộc
        huyện  Hoằng Hóa,  tinh Thanh Hóa  ngày nay).  Người giáp ấy có kẻ thấy dấu  tích một
        con trâu trèo  lên một cây muỗm.  Xem ra,  thì là  trâu  trắng.  Khá lâu  sau,  trâu lại xuống
        bằng một lối khác. Lê Vân bèn đoán rằng: "Trâu trắng là một vật ở thấp. Nay nó lại trèo
        lên cao. Đó là điềm kẻ dưới được lên ở trên". Tuy các sách sử không nói, nhưng có lẽ Vãn
        tuổi Sửu (cầm tinh con ữâu), và tự cho rằng điềm ám chi mình. Y bèn tụ quân làm loạn

        (•)  Ngày mồng một và ngày rằm âm lịch. (BBT).


                                          314
   298   299   300   301   302   303   304   305   306   307   308