Page 222 - Lý Thường Kiệt
P. 222

LÝ THƯỜNG KIỆT


        Ví như chúng có ý ngông cuồng tranh cương thổ ta, thì vừa qua khỏi Trường
        Gian^^\  đã  dậm  lên  đất  ta.  Chúng lấy  ai  dẫn  đường?  Lấy  lương  đâu  ăn?
        Quân giặc có bao nhiêu để tự vệ? Phải chia quân ra thủy lục, thì quân chắc
        ít, khí chắc hết. Đó là lẽ thứ hai, mà chúng chưa dám động.
            3)     Giao Chỉ thu thuế nặng. Những nhà hạng vừa và hạng dưới mà mỗi
        năm phải nộp đến trên trăm quan. Bốn phần mười thuế ấy nộp nhà chúa; còn
        dư, các thủ lĩnh lấy. Thuế nặng đến nỗi dân phải xiết cả tài sản, vợ con, mà bù
        không đủ số thiếu. Biên dân rất oán giận. Vừa rồi, quan quân đến đánh. Muốn
        tỏ lòng thương những dân chúng tới hàng, ta đã treo các sắc bảng hứa tha cho
        chúng năm năm thuế. Lòng chúng đều vui quy thuận. Giả sử Giao Chỉ trở lại
        hiếp dỗ chúng, thì có ai theo? Đó là lẽ thứ ba, mà chúng chưa dám động.
            Xét ba lẽ chúng không thể động, ta thấy rằng giặc bị thương di như thế,
        mà  sợ chúng lại phạm  thiên uy, thì quá đáng. Trước đây, Địch Thanh bại
        Nùng Trí Cao xong rồi rút quân liền, không cần phá sào huyệt nó. Thế mà
        Trí Cao rồi cũng bị giết. Huống nay, Giao Chỉ đã không trông cậy vào láng
        giềng nào, mà dân chúng đều oán. Thế cô như cây măng.  Chỉ chờ thời bị
        diệt" (TB 291/6b).
            Tuy lời  thư của Triệu  Tiết ngoa  và  không đáp  lại  những câu  hỏi  của
        Tống Thần Tông, nhưng nó tả cũng khá đúng thế lực và tâm tình tương đối
        của hai bên Tống Lý, một năm sau khi giảng hòa. Thật vậy, tuy Lý giữ được

        gần toàn binh lực ở đồng bằng, nhưng vây cánh ở thượng du hoàn toàn bị
        tan rã. Họ Nùng, họ Vi*^' theo Tống đã đành. Mà họ Thân hình như cũng
        điêu tàn. Trong sử Lý sau này, không thấy nói gì đến nữa. Trái lại, trong đời
        Anh Tông, có  Thân Lợi tự xưng là con Nhân Tông họp nhiều quân, chiếm
        các đất Bắc Cạn, Thái Nguyên (1140, TT); không biết Lợi có họ hàng gì với
        họ  Thân  ở động  Giáp  hay không  (VSL  chép  tên  ông Thân  Lợi  vào  năm
        1139). Còn Tống thì chán nản không muốn đánh nhau với quân ta nữa, tuy
        rằng vẫn muốn giữ các mỏ vàng Quảng Nguyên.
            Tống Thần Tông nghe lời Triệu Tiết, bèn "xá tội" cho vua Lý. Tống Lý
        trở lại hòa thuận cùng nhau. Lý Thường Kiệt sẽ có cơ hội để ngoại giao đòi
        lại những đất còn mất.


                                          232
   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226   227