Page 221 - Lý Thường Kiệt
P. 221

KHÁNG TỐNG-oòl DẤT

        Tuy vậy, vua Tống vẫn sợ quân ta sẽ sang đánh Ung Châu như trước.
    Vua viết thư hỏi ý kiến Triệu Tiết: "Giao Chỉ nghịch thuận thế nào? Chúng
    sắp vào cống. Thế nào chúng cũng yêu cầu dân miền đã nhượng cho ta. Ta
    nên trả lời chóng hay chầy, cho chúng nhiều hay ít?"
        Tiết trả lời rất tường tận. Lời bàn như sau:

        "Lúc  chống  quân  ta  ở  sông  Phú  Lương,  Giao  Chỉ  đã  đem  tất  cả  các
    tướng giỏi tụ tập lại đó. Thế mà cũng đến nỗi thế cùng, lực quệ, rồi phải xin
    hàng. Nay việc binh vừa xong. Nên để binh dừng, dân nghỉ. Nhưng tụi thủ
    lĩnh các khê động thuộc Khâm, Liêm muốn dựa vào biên hấn để kiếm lợi.
    Chúng trương hoành thanh thế giặc, để làm náo động biên tình. Những kẻ
    nhẹ dạ hay nghe và thích kiếm chuyện, lại đồng thanh phụ họa, gây lo cho
    phương nam.
        Tôi xét thê Giao Chỉ, thây chúng chưa dám động. Ay vì có ba lẽ:
        1) Trước đây, Giao Chi lấy tụi Lưu Kỷ làm mưu chủ. Nay tụi ấy đã được
    ta bổ làm công chức. Các thuế mỏ vàng, mỏ bạc ở Quảng Nguyên, Tư Lang,
    nay đều về ta. Các khê động mới theo ta, nay đều tự chủ và lập đảng riêng
    biệt;  Giao  Chỉ  khó  lòng mà  họp  lại  được.  Huống chi  dân  miền biên  thùy
    chống lại chúng, không chịu để chúng hiếp dỗ. Ta đã lấy được phủ ở phía
    ngoài đất chúng, như là đã cắt cánh tay phải của chúng. Trong vài năm nữa,
    thế chúng vẫn còn chết. Càn Đức nhỏ dại, chính sự phần lớn ở môn nhân
    mà ra. Chúng nó còn phải gầm ghè nhau để tự bảo, không rỗi tay để cướp
    ta. Đó là lẽ thứ nhất, mà chúng không dám động.
        2)  Từ kinh  thành  Giao Chỉ  đến biên  trại  cũ,  đường đi  mất hơn mười
    ngày.  Từ trước, giặc tới đó chưa  từng có đủ lương ăn.  Chúng chỉ nhờ tụi
    Lưu  Kỷ  góp  nhặt  cấp  cho,  mà  cũng  không  đủ  ăn  nửa  tháng.  Hết  rồi  thì
    chúng cướp đoạt của dân. Cho nên dân rất oán thù. Trước đây, tụi Kỷ liên
    lạc với các khê động ở đất ta, và nhờ dẫn đường, nên chúng dám vào cướp.
    Nay, phên giậu đều hết sạch. Chúng biết nương tựa vào đâu mà dám dòm
    ngó biên thùy?
        Từ khi chúng làm phản đến nay, dân bỏ cày đã hai năm. Dân ta cũng
    bỏ cày cấy. Lại thêm bị điều động, bị tật dịch, số chết nhiều không kể xiết.



                                       231
   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226