Page 220 - Lý Thường Kiệt
P. 220

LÝ THƯỜNG KIỆT


         động Giáp.  Rồi kéo vào đánh úp, chiếm lại Quang Lang (TB 283/15a).  Các
         viên  tri  huyện  Hồ  Thanh  và  tuần  phòng  Trần  Tung  đều  bỏ  chạy  (TB
         287/15b).
             Thế  mà  viên  coi  trại  Vĩnh  Bình  không  biết.  Tháng  7  (Đ.  Ti  1077),  ty
         chuyển vận mới tâu về triều, nói: "Có dò được tin quân Giao Chỉ hiện đóng
         ở ngoài huyện Quang Lang". Vua Tống không hài lòng, hạ chiếu:  "Huyện
         Quang Lang đã bị Giao Chi đánh úp và chiếm. Chưa thấy lộ Quảng Tây xử

         trí làm sao. Từ đó qua ải Quyết Lý đến Thuận Châu không xa. Coi khéo lại
         không thể cố thủ được. Phải làm sao cho không tổn quốc uy, sao cho binh
         lực và  tài  phí không càng ngày càng hao tổn.  Vậy giao cho Triệu  Tiết, Lý
         Bình Nhất, Miêu Thì Trung cùng nhau bàn mưu kế cho đúng lợi hại. Chớ có
         lần lũa tránh việc, đến nỗi hỏng đại sự của triều đình ở một phương. Bàn
         định xong, rồi sẽ gấp tự viết thư báo về tâu rõ" (TB 283/15a).
             Sau đó không thấy Tiết tâu điều bàn định về triều. Chỉ thấy rằng ngày
         mồng  8  tháng  Giêng  nhuận  năm  sau  (Mậu  Ngọ  1078),  hai  viên  chức  ở
         Quang Lang bị kết tội bỏ thành  trốn:  Trần Tung bị chém và Hồ Thanh bị

         đày ra đảo Sa Môn. (TB 287/15b).
             Thế là quân Lý đã lấy lại được huyện Quang Lang. Có lẽ hai châu gần
         cạnh,  là  Tô  Mậu  và  Môn,  cũng  được  giải  phóng  nốt.  Chỉ  còn  Quảng
         Nguyên, vì trọng binh Tống đóng, quân Lý chưa dám kéo vào.  Nhưng Lý
         thường đe dọa, phao truyền tin sắp tới chiếm Quảng Nguyên, để thử xem
         quan Tống hành động thế nào. Được tin, Đào Bật vẫn điềm nhiên, khuyên
         binh sĩ ở yên cố thủ, chớ khiêu khích quân Lý. Vì vậy quân Lý vẫn đóng im
         ở Quang Lang, không dám kéo vào.  Dân Thuận  Châu  được yên tĩnh.  Hễ
         quân Lý động tĩnh thế nào, đều có kẻ mách cho Đào Bật biết. (TB 334 và TB
         280/24a).

             Dùng vũ lực khôi phục đất mất sợ không xong, Lý lại chủ trương ngoại
         giao mềm dẻo, và xin sai sứ tới bàn. Triệu Tiết tâu về, vua Tống bằng lòng,
         và hạ chiếu nói; "Giao Chỉ chịu theo ta rồi. Nếu nó có sai người tới bàn việc,
         hãy cho tới Quế Châu" (1-5; TB 282/la).


                                           230
   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225