Page 280 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 280

không đầy đủ của ý niệm hoàn thiện. Chỉ có ý niệm mới là chân

        lí.

               Nhƣng chỉ có ý niệm thì chƣa thành vũ trụ mà cần phải có

        một  lực  lƣợng  tác  động  gọi  là  "ông  tạo",  "hóa  công"


        (demiourgos). Hóa công dùng ý niệm để sắp xếp lại mọi sự vật

        làm cho vũ trụ trở thành có trật tự.

               Về mĩ học, Platông cho rằng mọi sự vật cá biệt chỉ là sự bắt


        chƣớc ý niệm, mà tác phẩm nghệ thuật lại bắt chƣớc sự vật cá

        biệt, tức là "bắt chƣớc sự bắt chƣớc" mà cái đẹp là chân thật và

        hoàn hảo, do đó cái đẹp thực sự là ý niệm mà nghệ thuật không


        thể biểu đạt đƣợc.

               Về mặt giáo dục, Platông chủ trƣơng giáo dục nên do nhà

        nƣớc tổ chức, mục đích chủ yếu là đào tạo những kẻ thống trị.


               Về chính trị, Platông rất căm ghét chế độ dân chủ. Ông cho

        rằng ở Aten "bình dân đƣợc tự do quá trớn", thậm chí chó ngựa

        lừa cũng muốn làm gì thì làm không theo sự chỉ huy của chủ. Ở


        Aten, dân tự do và nô lệ, công dân và ngoại kiều, thầy giáo và

        học trò, ngƣời nhiều tuổi và ít tuổi đều không phân biệt. Hơn

        nữa lúc bấy giờ đạo đức tốt đẹp không đƣợc đề cao, chủ nghĩa

        lợi kỉ thịnh hành, sự phân hóa giàu nghèo càng trầm trọng. Vì


        vậy, Platông nêu ra một mẫu hình nhà nƣớc lí tƣởng để làm thay

        đổi tình hình ấy.

                       Trong tác phẩm "Nước cộng hòa", ông nêu ra rằng nhà


               nước lí tưởng do ba tầng lớp hợp thành:

                       - Các nhà hiền triết là tầng lớp cầm quyền lãnh đạo.

               Tầng lớp này không nên có tài sản riêng, cũng không nên có

               gia đình, vì vậy dễ nảy sinh lòng tham lam vị kỉ. Những nhà


               hiền triết cầm quyền nên sống tập thể, như vậy có thể tránh

               được sự lo lắng về cuộc sống.
   275   276   277   278   279   280   281   282   283   284   285